Góc nhìn:

Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc nhân quyền

Hoàng Nhất
Chia sẻ

(PNTĐ) -Việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025 đã cho thấy những nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người của Việt nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

 Đây cũng là một minh chứng rõ nét nhất phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch cho rằng Việt Nam không đảm bảo nhân quyền, phủ nhận những đóng góp của chúng ta trong việc bảo đảm quyền con người đối với cộng đồng quốc tế. 

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ mà là lần thứ 2 chúng ta giữ vai trò này sau nhiệm kỳ 2014-2016. Việt Nam cũng là nước duy nhất trong ASEAN được các thành viên nhất trí đề nghị ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền. Cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng LHQ khóa 77 ở  New York (Mỹ) được thực hiện với hình thức bỏ phiếu kín. Việc tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền luôn diễn ra quyết liệt đối với các quốc gia. Bởi đây là cơ quan quan trọng của LHQ chịu trách nhiệm chính trong thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên toàn cầu. Sự lựa chọn của Đại hội đồng thường dựa trên những đóng góp của các quốc gia ứng cử trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Do vậy, nếu chúng ta không thực hiện tốt những cam kết trong việc tôn trọng bảo vệ quyền con người thì sẽ không thể nào có được lá phiếu tín nhiệm để được bầu vào Hội đồng Nhân quyền. Đây là một sự thật không thể chối cãi, hay bẻ cong, xuyên tạc bởi bất kỳ một luận điệu nào. 

Thế nhưng, kể từ khi Việt Nam là quốc gia duy nhất của ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, trên không gian mạng đã xuất hiện những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người của các thế lực thù địch, phản động, các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí nhằm chống phá. Chúng phủ nhận những đóng góp của Việt Nam từ trước đến nay đối với việc đảm bảo quyền con người bằng cách đưa ra các “thư ngỏ”,“kiến nghị” gửi đến các thành viên Đại Hội đồng LHQ. Bên cạnh đó, chúng còn sử dụng các chiêu bài núp bóng một số tổ chức ở nước ngoài tiến hành bình chọn, trao giải thưởng nhân quyền cho một số đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của cá nhân, tổ chức, lợi ích Nhà nước khi lợi dụng quyền tự do dân chủ. Mục đích là để chống phá và hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngay sau khi Việt Nam trúng cử và được cộng đồng quốc tế hoan nghênh chúc mừng, đánh giá cao thì các thế lực chống phá này cũng không ngừng thủ đoạn chống phá. Dù kết quả thực tế đã minh chứng cho những luận điệu vu cáo trước đó của chúng là sai trái. Bởi kết quả lần thứ 2 được bầu chọn vào thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam đều trúng cử với số phiếu cao. 

Việt Nam luôn tôn trọng, đảm bảo quyền con người. Điều này không phải được thực hiện trong giai đoạn sau này mà nó đã được xác định với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Đảng ta đã lựa chọn. Điều này không chỉ quy định trong Hiến pháp mà còn được thể hiện xuyên suốt trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Trong suốt thời gian đổi mới cho đến nay, Việt Nam luôn là quốc gia có môi trường chính trị - xã hội ổn định, cuộc sống hòa bình, an ninh, an toàn. Quyền dân chủ, quyền con người luôn được đảm bảo. Nỗ lực thúc đẩy quyền con người cũng như đảm bảo nhân quyền tại Việt Nam và trong cộng đồng quốc tế luôn được Việt Nam chú trọng. Gần đây nhất, chuyến thăm của Tổng Thư ký LHQ António Guterres đến Việt Nam từ ngày 21-22/10 nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam tham gia LHQ một lần nữa thể hiện thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc trong suốt 45 năm qua.
 Do đó, trước việc các thế lực thù địch, các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng không gian mạng, đăng tải những chiêu bài xuyên tạc, kích động hòng chia rẽ dân tộc, người dân cần nâng cao cảnh giác, không “vô tình” tiếp tay cho hành động chống phá bằng việc like, chia sẻ những bài viết trên mạng xã hội; không để cho kẻ xấu lợi dụng tự do dân chủ tạo dựng ngọn cờ chống phá và hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.