Cùng chung tay để người lao động có Tết ấm

Hoàng Nguyên
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm Nhâm Dần 2022 khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc xen lẫn những khó khăn từ tác động của đại dịch Covid-19, là những nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh để duy trì và phục hồi tăng trưởng. Nhờ đó, việc làm, thu nhập và các chế độ phúc lợi cho người lao động được đảm bảo. Để có Tết sum vầy ấm áp cho người lao động, doanh nghiệp đã có những nỗ lực đảm bảo việc làm, và công đoàn có những chương trình hỗ trợ thiết thực.

Doanh nghiệp chủ động phục hồi và tăng trưởng

Tại Công ty TNHH Hanopro Việt Nam (lô B4, Khu công nghiệp Hapro, xã Lệ Chi, Gia Lâm) có hơn 70% là lao động nữ, chủ yếu là người ở tại địa phương, trong giai đoạn đại dịch Covid-19, để đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, lãnh đạo công ty đã nhanh chóng chuyển đổi ngành hàng sản xuất, chuyển hướng từ xuất khẩu về nội địa.

Bà Tạ Thị Hạnh, Phó Tổng giám đốc công ty TNHH Hanopro Việt Nam cho biết, công ty chuyên sản xuất các loại băng dính, hạt chống ẩm, màng quấn PE phục vụ phụ liệu đóng gói bao bì cung ứng cho ngành đóng gói thực phẩm. Ngay khi xuất khẩu gặp khó khăn do dịch Covid-19, công ty đã chuyển sang ngành mới sản xuất băng dính đường may quần áo bảo hộ lao động trong ngành y tế. Nếu như trước đây, 60% sản phẩm của công ty xuất khẩu phục vụ thị trường 18 nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì trong 2 năm qua 75% sản phẩm lại phục vụ thị trường trong nước. Năm 2022, công ty cung cấp ra thị trường hơn 100 triệu tấn sản phẩm, doanh thu đạt hơn 300 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với năm 2021. Thu nhập cho người lao động từ 5 triệu đồng/người/tháng (thử việc) đến 23 triệu đồng/người/tháng.

 Bà Tạ Thị Hạnh chia sẻ, do dịch bệnh nên các hoạt động như tổ chức sinh nhật hằng tháng quy tập đông người bị hạn chế. Tuy nhiên, công ty vẫn luôn quan tâm chăm lo cho người lao động với các gói quà thiết thực, đảm bảo các chế độ ưu tiên cho lao động nữ. 
Tại khu công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, không khí sản xuất của công nhân Nhà máy Sunhouse thuộc công ty cổ phần Tập đoàn Sunhouse vẫn sôi động, lao động nữ chiếm đến 60%, chủ yếu làm ở các khâu đóng gói, hoàn thiện sản phẩm, đồ gia dụng như: Nồi cơm điện, nồi inox, chảo chống dính, máy lọc nước… Ông Lê Hồng Kỳ, Trưởng phòng Hành chính nhân sự khối nhà máy cho hay, hiện nhà máy có gần 2.000 lao động, mặc dù cũng gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng như hiện nay là biến động tỷ giá, giá nguyên vật liệu tăng… song công ty vẫn nỗ lực đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Đồng thời, công ty cũng luôn chú trọng đến việc chăm lo đời sống sinh hoạt, các chế độ bảo hộ và ưu tiên cho nữ lao động; bình quân thu nhập đạt 10 triệu đồng/người/tháng, cuối năm có thưởng tháng lương thứ 13 và chế độ lễ Tết. 

Đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn càng về cuối năm càng có nhiều khởi sắc, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn cho biết, toàn huyện đang có 1.419 doanh nghiệp hoạt động, tổng giá trị sản xuất một số mặt hàng chủ yếu ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tăng hơn 12%, cho thấy sự phục hồi rõ nét. Huyện Quốc Oai cũng rất quan tâm đến việc thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn để tạo nhiều việc làm cho người lao động ở địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, tăng thu nhập cho người dân. 

Cùng chung tay để người lao động có Tết ấm - ảnh 1
  Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa (thứ 2 từ trái qua)  trao học bổng cho học sinh vượt khó       Ảnh: Quý Hằng 

Trên địa bàn huyện Gia Lâm, các doanh nghiệp cũng có những tăng trưởng mạnh mẽ. Ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, toàn huyện có 4.185 doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương và các tỉnh, thành phố lân cận. Năm 2022, các doanh nghiệp đóng góp hơn 2.400 tỷ đồng vào ngân sách, góp phần đưa giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng 10,52%, bằng hơn 2,2 lần mức tăng trưởng năm 2021; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt hơn 5.100 tỷ đồng, bằng 182,5% năm 2021. Đáng ghi nhận là không có tình trạng doanh nghiệp cắt giảm lao động. 

“Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”

Càng gần Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các cấp công đoàn Thành phố lại dành nhiều sự quan tâm, động viên đến người lao động gặp khó khăn, góp phần mang không khí Tết ấm áp, yêu thương đến mọi người, mọi nhà.

Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa cho biết, với chủ đề “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” và phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, LĐLĐ thành phố Hà Nội triển khai công tác chăm lo Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 với chùm hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động đón Tết an toàn, vui tươi, no ấm. Công tác chăm lo Tết Quý Mão 2023 được tổ chức thực hiện ở 3 cấp: Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và LĐLĐ thành phố Hà Nội. Các hoạt động tập trung chăm lo, hỗ trợ đoàn viên và người lao động tại công đoàn cơ sở các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất; lao động khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo, công nhân thiếu, mất việc làm, lao động không có điều kiện về quê đón Tết hoặc phải ở lại Hà Nội để lao động, sản xuất.

LĐLĐ thành phố Hà Nội đang quản lý 9.208 công đoàn cơ sở với trên 664.000 đoàn viên. Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các cấp Công đoàn thành phố đã hỗ trợ trên 43 tỷ đồng để chăm lo cho đoàn viên, người lao động; trong đó LĐLĐ Thành phố đã chi hơn 20,333 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho 16.130 đoàn viên, người lao động.

Chùm hoạt động chăm lo Tết Quý Mão 2023 do các cấp Công đoàn Thành phố triển khai bao gồm: Tổ chức thăm hỏi, tặng quà đối với đoàn viên và người lao động  có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2023 sẽ có 5.500 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn sẽ được tặng phiếu mua hàng có giá trị từ 300.000-500.000 đồng; chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” sẽ hỗ trợ 1.000 người lao động có hoàn cảnh khó khăn (mỗi suất 1.350.000 đồng), có hơn 200 phần quà hấp dẫn, trị giá gần 300 triệu đồng cho đoàn viên trong phần bốc thăm trúng thưởng; hoạt động “Hỗ trợ phương tiện đối với đoàn viên và người lao động có hoàn cảnh khó khăn” (hỗ trợ 1.000 người lao động ở khu công nghiệp Thăng Long và 200 người lao động ngành dệt may có xe đưa về các tỉnh); tổ chức hoạt động vui xuân, đón Tết, thăm hỏi, động viên đoàn viên và người lao động không có điều kiện về quê đón Tết; chăm lo về chế độ phúc lợi, tiền lương, tiền thưởng trong dịp Tết… Đồng thời, LĐLĐ Thành phố cũng tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ đoàn viên và người lao động khó khăn; giúp đoàn viên và người lao động đồng hành với người sử dụng lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh (dự kiến LĐLĐ Thành phố và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tặng trên 71.000 suất quà, mỗi suất trị giá từ 500.000 đến 1000.000 đồng);

Bên cạnh đó, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-LĐLĐ hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do thiếu việc làm, mất việc, bị nợ lương dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, với 2 mức 1 triệu đồng và 500.000 đồng nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, kịp thời chia sẻ khó khăn với đoàn viên, người lao động.

Hy vọng mùa xuân mới bắt đầu, năm 2023 các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sẽ đến, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ khởi sắc hơn, người lao động Thủ đô tiếp tục có việc làm và thu nhập để cuộc sống thêm ấm no, hạnh phúc.  

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.