Cùng nhau hành động vì một lưu vực sông Mekong phát triển bền vững

Chia sẻ

(PNTĐ) - Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế đã có phiên họp lần thứ 29. Cùng với đó là phiên họp của hội đồng với các đối tác phát triển, đối thoại và các tổ chức quốc tế. Trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì các phiên họp.

Cùng nhau hành động vì một lưu vực sông Mekong phát triển bền vững - ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp

Tham dự phiên họp có các ủy viên hội đồng của bốn quốc gia thành viên MRC (Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan) cùng đại diện các đối tác phát triển, đối tác đối thoại và các tổ chức quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đánh giá cao những thành tựu quan trọng mà Ủy hội đã đạt được thời gian vừa qua cùng với nỗ lực hợp tác của các quốc gia thành viên và sự hỗ trợ kỹ thuật của Ban Thư ký Ủy hội. Bộ trưởng hoan nghênh việc Ủy hội đã thông qua hai hướng dẫn kỹ thuật quan trọng liên quan tới thiết kế thủy điện dòng chính và đánh giá tác động môi trường nhằm giúp giảm thiểu tác động môi trường xuyên biên giới. Cột mốc này đánh dấu sự nỗ lực và kiên trì của các nước thành viên, cùng nhau hành động vì một lưu vực sông Mekong phát triển bền vững.

Các Bộ trưởng thành viên Hội đồng Ủy hội cũng đã xem xét thông qua Kế hoạch công tác của Ủy hội sông Mekong quốc tế trong hai năm 2023 - 2024, trong đó, tập trung vào tiếp tục nâng cấp các mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước và môi trường của Ủy hội; tăng cường các hoạt động chia sẻ thông tin, số liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các quốc gia thành viên và với hai nước thượng nguồn là Trung Quốc và Mi-an-ma; thực hiện hiệu quả các quá trình tham vấn các công trình thủy điện dòng chính đặc biệt tăng cường tham vấn cộng đồng người dân bị tác động trong quá trình tham vấn và tăng cường chất lượng các dịch vụ về dự báo, cảnh báo thiên tai để cung cấp thông tin kịp thời cho các quốc gia ven sông.

Cùng nhau hành động vì một lưu vực sông Mekong phát triển bền vững - ảnh 2

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng: “Một trong những vấn đề quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh là thông qua việc phê duyệt Kế hoạch Công tác năm 2023-2024, chúng ta tiếp tục cam kết triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch Chiến lược 2021-2025 của Ủy hội. Tuy nhiên, việc này cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các quốc gia thành viên và Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế và tuân thủ sứ mệnh của Ủy hội là mang lại những lợi ích cao nhất cho người dân sống trên lưu vực sông Mekong.”

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Ủy hội cần chủ động thúc đẩy các hoạt động quan trọng như quá trình tham vấn vùng cho các Dự án thủy điện Sa-na-kham và Phua Ngòi. Việc đạt được sự đồng thuận về Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động chung là hết sức cần thiết vì thể hiện các cam kết và hành động cần triển khai để giám sát quá trình thực hiện dự án.

Dòng chảy sông Mekong những năm gần đây đối mặt thường xuyên hơn với những diễn biến bất thường, đặc biệt là gia tăng những đợt hạn hán, xâm nhập mặn. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị, Ủy hội cần tiếp tục duy trì và thúc đẩy các hoạt động quan trắc và dự báo các rủi ro do hạn hán và lũ lụt gây ra cũng như tầm quan trọng của việc tăng cường thông tin, số liệu về điều kiện thủy văn và chia sẻ giữa các quốc gia và Đối tác Đối thoại của Ủy hội là Trung Quốc và Mi-an-ma vì điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả người dân sống trong lưu vực.

Cùng nhau hành động vì một lưu vực sông Mekong phát triển bền vững - ảnh 3

Toàn cảnh phiên họp

Cuối Phiên họp, Bộ trưởng  Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế nhiệm kỳ 2022 đã chuyển giao chức Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế nhiệm kỳ 2023 cho Ủy viên Hội đồng của Campuchia. Phiên họp lần thứ 30 của Hội đồng sông Mekong quốc tế dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm 2023 dự kiến tại Campuchia.

 

Theo VÂN NGA

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.
Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.