Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trong thực hiện xây dựng nông thôn mới

HẢI NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tính đến nay, thành phố có thêm 3 huyện (Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tổng số có 15/18 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, còn 3 huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì chưa hoàn thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Thành phố cũng có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết, 9 tháng của năm 2022, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy và UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các sở, ban, ngành thành phố, các huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch, giải pháp linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Ngày 12/9/2022, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND, trong đó phân bổ chi tiết kinh phí hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thành phố cũng đã ban hành Bộ tiêu chí xã, huyện nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Hướng dẫn phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã, huyện, nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Các HTX nông nghiệp và trang trại, làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất đã và đang ngày càng phát huy vai trò phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng NTM tại các địa phương. Thành lập mới 26 HTX (đạt 80% so với kế hoạch năm 2022) và 16 HTX đã giải thể (đạt 90% so với kế hoạch năm 2022).

Ngày 30/9/2022, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP TP đã tiến hành đánh giá (lần 1) với 41 sản phẩm của 3 quận/huyện (Quốc Oai, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm) và ngày 18/10/2022 đánh giá 37 sản phẩm của huyện Ba Vì. Kết quả có 78/78 sản phẩm được đánh giá từ 50 điểm trở lên. Có thêm 6 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được thành lập trong quý III/2022. đến nay thành phố có 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao; có 1.701 trang trại, trong đó có 3 trang trại tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp...

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trong thực hiện xây dựng nông thôn mới - ảnh 1
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: PH

Từ nay đến hết năm 2022, Ban Chỉ đạo đặt mục tiêu TP có thêm 3 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM; 1 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 25 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bên cạnh đó, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Cụ thể, tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,5-3%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 50%.

Thành phố đánh giá, phân hạng được 400 sản phẩm OCOP trở lên. Thành phố công nhận thêm 10 làng nghề, nghề truyền thống; 20 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể; 40 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc danh mục được đánh giá tác động môi trường. 65% HTX hoạt động hiệu quả.

Tại hội nghị giao ban về kết quả thực hiện chương trình quý III-2022; nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 04-CTr/TU) tổ chức vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao những kết quả xây dựng nông thôn mới của các địa phương đã đạt được trong quý III-2022.

Đồng chí cho rằng nhiệm vụ trọng tâm của 3 tháng cuối năm 2022 là phải hoàn thành mục tiêu có thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; đề nghị UBND TP, Sở NN&PTNT nghiên cứu, đề xuất, tham mưu Thành ủy ban hành Kế hoạch của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của T.Ư về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, cần rà soát, lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình 04 của Thành ủy và Kế hoạch của UBND TP đã ban hành để thống nhất triển khai thực hiện cũng như làm cơ sở phục vụ việc sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của T.Ư.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị các đơn vị tăng cường tuyên truyền, tập huấn về xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung tuyên truyền về bộ tiêu chí xã, huyện nông thôn mới của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, hướng dẫn đánh giá chấm điểm xã, huyện nông thôn mới. Đối với 3 huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, 25 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt, cơ bản đạt hoàn thành trong năm 2022.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung giải ngân vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới đúng tiến độ; rà soát toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 song hành với việc xây dựng dự toán năm 2023 theo quy định. Trước mắt, chuẩn bị một cách tốt nhất để đảm bảo người dân Hà Nội đón Tết cổ truyền Quý Mão 2023 đầm ấm, tươi vui, an toàn và đầy đủ.

Chương trình có sự phối hợp của Chương trình Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.