Hà Nội hỗ trợ hơn 5.1 triệu người khó khăn do dịch Covid-19

Chia sẻ

Để các nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ và thành phố (TP) kịp thời đến với người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, các địa phương tại Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền, chủ động, linh hoạt tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng thụ hưởng.

Không để đối tượng khó khăn bị “đứng ngoài”

Hiện nay, các địa phương ở Hà Nội đang triển khai 2 gói hỗ trợ lớn của Chính phủ theo Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và Nghị quyết 15 của HĐND TP Hà Nội về một số cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ 8 nhóm đối tượng mà các chính sách của Chính phủ chưa bao quát hết. Theo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, đến hết tháng 11/2021, việc thực hiện các chính sách trên và nguồn huy động xã hội hóa, toàn TP đã thực hiện hỗ trợ khoảng 5,142 triệu lượt người với tổng kinh phí gần 6.100 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Trưởng ban Văn hoá xã hội HĐND TP cho biết: Có chính sách hỗ trợ được ban hành vào thời điểm TP thực hiện giãn cách xã hội song qua giám sát của HĐND TP tại một số đơn vị và qua báo cáo của tất cả sở, ngành, địa phương cho thấy các cấp, ngành TP đã vào cuộc tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả. Mặc dù có một số khó khăn bất cập trong tổ chức thực hiện, như do giãn cách nên việc phê duyệt các chính sách và tổ chức chi trả đôi lúc chưa kịp thời; một số quy định, hướng dẫn chưa cụ thể, thống nhất dẫn đến khó khăn trong quá trình xác định đối tượng, thẩm định hồ sơ, nhất là lao động tự do...

Quận Hà Đông là một trong những địa phương chủ động triển khai các gói hỗ trợ với 75% đối tượng (tương đương với gần 30.000 trường hợp) đã được thụ hưởng với kinh gần 53 tỷ đồng. Bên cạnh chính sách hỗ trợ chung của Chính phủ và TP, quận còn hỗ trợ thêm ngay từ đợt đầu cho các hộ cận nghèo với 1 triệu đồng/hộ. Trưởng phòng LĐTBXH quận Hà Đông Đỗ Thị Minh Loan cho biết: Với mục tiêu hỗ trợ kinh phí đúng đối tượng, kịp thời, công khai, minh bạch, phòng LĐTBXH quận đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đa dạng các kênh tuyên truyền, tiếp cận, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ; UBND các phường chỉ đạo công an phường thực hiện kịp thời xác nhận tình trạng cư trú cho người dân, đặc biệt là các trường hợp đã hết thời hạn tạm trú mà công dân chưa đăng ký lại…

Đại diện UBND phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình) chi trả kinh phí hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19Đại diện UBND phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình) chi trả kinh phí hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19

Nới lỏng, mở rộng đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ

Nhằm đẩy nhanh việc thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, căn cứ vào thực tế công tác phòng chống dịch, ngày 2/12, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5073/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn TP.

Theo quyết định mới, đối tượng, điều kiện hỗ trợ được mở rộng, nới lỏng hơn. Ngoài các đối tượng được hỗ trợ trước đây, đến nay, đối tượng hỗ trợ bao gồm cả trường hợp F0, F1 hoàn thành cách ly tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng... Thời gian hoàn thành cách ly trước khi Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc các trường hợp F0, F1 đã kết thúc điều trị trước ngày 7/7/2021 cũng được hỗ trợ, thay vì trước ngày 21/7 như trước đây.

Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế cũng thay đổi theo hướng hỗ trợ thêm đối với trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật. Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương... cũng được điều chỉnh, bổ sung theo hướng đơn giản thủ tục, tăng trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng.

Tương tự, đối với các hộ kinh doanh thay vì chỉ quy định chung chung thì theo quyết định mới, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 thuộc đối tượng hỗ trợ là hộ có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế. Ở hạng mục này bổ sung đối tượng người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp...

HẠNH LÊ

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.