Hướng tới con người, tất cả vì con người yêu thương

BẮC VĂN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với bất kỳ một quốc gia nào cũng vậy, thân phận mỗi con người luôn gắn liền với vận mệnh của dân tộc đó. Dưới chế độ hà khắc của thực dân, phong kiến, dân tộc ta không có độc lập tự do, cho nên cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam khổ nhục không khác gì “thân trâu ngựa”. Kể từ ngày Nhà nước ta ra đời, 77 năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, mọi chủ trương, chính sách đều lấy nhân dân làm trung tâm, hướng tới con người, tất cả vì con người yêu thương.

Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc

Không phải ngẫu nhiên, mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn câu nói bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là lẽ phải không ai có thể chối cãi được; là khát vọng cháy bỏng ngàn đời của toàn nhân loại, trong đó có nhân dân Việt Nam.

Để biến khát vọng ấy thành hiện thực, dân tộc ta đã trải qua bao cuộc đấu tranh đau thương, đầy hy sinh và gian khổ, nhưng chỉ đến khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam mới tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đúng đắn; nhân dân ta mới bẻ gẫy được xiềng xích nô lệ hằng nghìn năm của thực dân, phong kiến, ngẩng cao đầu bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình lịch sử 77 mùa thu trước, không chỉ nói với toàn thế giới rằng, nước Việt Nam đã trở thành một nước tự do độc lập, mà còn biểu thị quyết tâm đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Từ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt (năm 891), đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (năm 1428), đây là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc, thể hiện đầy đủ nhất ý chí kiên cường, bất khuất trước bất cứ kẻ thù nào (dù là giặc ngoại xâm, hay giặc đói, gặc dốt,…) của một dân tộc anh hùng, giàu lòng nhân ái và hết đỗi yêu thương con người.

Hướng tới con người, tất cả vì con người yêu thương - ảnh 1
Hình ảnh lá cờ tổ quốc tung bay trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (ảnh: plo)

Đất nước độc lập rồi thì mọi người phải được làm chủ bản thân mình, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và tự do, nếu không thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Đó cũng là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người, mỗi dân tộc mà chúng ta hướng tới.

Một lòng mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, ngay sau hôm đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nêu sáu vấn đề: giải quyết nạn đói; chống nạn mù chữ; Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu; mở chiến dịch giáo dục tinh thần: cần, kiệm, liêm, chính; bỏ ngay ba thứ thuế, gồm thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là giải quyết nạn đói, bởi đau thương biết bao, năm 1945, hơn hai triệu đồng bào ta đã chết đói vì chính sách hà khắc của chế độ thực dân; ai thoát chết cũng không thoát khỏi cảnh khốn cùng. Người đề nghị Chính phủ phát động chiến dịch tăng gia sản xuất và trong khi chờ thu hoạch phải ba, bốn tháng, thì mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa, để góp gạo lại phát cho người nghèo. 25 ngày sau, tức 28 tháng 9 năm ấy, Người lại viết bài Sẻ cơm nhường áo, kêu gọi đồng bào cả nước hưởng ứng và Người xin thực hành trước, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, để đem gạo ấy cứu dân nghèo.

Người được sẻ cơm nhường áo cũng thấy hạnh phúc và người nhận cũng thấy ấm lòng. Cuộc sống là như vậy. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, nhưng không có nghĩa chỉ là mưu cầu cho riêng mình mà hạnh phúc còn là được sẻ chia với những người kém may mắn hơn, để không ai bị lẻ loi.

Làm cho đất nước, cho mỗi người hạnh phúc hơn

Ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn độc lập và tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người được Đảng, Nhà nước ta luôn lấy đó làm kim chỉ cho mọi hành động suốt 77 năm qua và mãi mãi về sau. Với ý chí “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhân dân ta đã chiến thắng hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thoát khỏi chiến tranh, chúng ta bắt tay ngay vào xây dựng cuộc sống mới; trước những rào cản của tư duy bảo thủ trì trệ, Đảng đã sớm nhận ra và kịp thời khắc phục những sai lầm của mình, tiến hành toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển kinh tế- xã hội. Sau hơn 35 năm đổi mới, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XIII của Đảng. Đó là niềm tự hào, là hạnh phúc nhất cho đất nước ta và nhân dân ta.

Hướng tới con người, tất cả vì con người yêu thương - ảnh 2
Thế hệ trẻ hôm nay luôn biết nhớ ơn những bậc cha ông đi trước, cố gắng phấn đấu vì sự nghiệp chung của đất nước. (Ảnh: plo)

Định hướng xuyên suốt của Đảng là luôn coi tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước. Làm bất cứ việc gì cũng xuất phát từ quyền lợi của người dân, quan tâm đến người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội; không ngừng cải thiện mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển,… Có chính sách cụ thể phát triển văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách, từng bước phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.

Tất cả vì cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân, Đại hội XIII phấn đấu đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng từ 4.700 đến 5.000 USD; tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm từ 1% đến 1,5% hằng năm; có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân; tuổi thọ trung bình đạt khoảng 74,5 tuổi,...

Dù chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhưng tất cả mọi hoạt động của xã hội từ đi lại, sinh sống, học hành đến tìm việc làm,…chưa bao giờ có nhiều loại hình phong phú đa dạng, không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài như hiện nay cho người dân lựa chọn.

Trước mọi khó khăn, cuộc sống của mỗi người dân luôn là mục tiêu, là đối tượng, là động lực được Đảng, Nhà nước chăm lo hết mình. Trong đại dịch Covid- 19, ít có một nước nào dành nhiều tiền từ ngân sách lo cho dân như Việt Nam. Với lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết, Nhà nước, các cấp, các ngành đã huy động mọi nguồn lực mua vaccine, thuốc, các vật tư y tế, điều trị miễn phí cho dân. Đảng, Chính phủ, các lực lượng trên truyến đầu chống dịch, ngày đêm quên mình vì người bệnh; vừa dồn sức “chống dịch như chống giặc”, bảo đảm sự an toàn cho cả cộng đồng, ổn định chính trị, xã hội, vừa chăm lo cưu mang từng số phận không may, từng cảnh đời éo le để không ai bị bỏ rơi lại phía sau.

Giữa muôn vạn nẻo đường hôm nay, nhìn kỹ vào từng gam màu của cuộc sống, mới thấy hạnh phúc biết bao. Năm 1945, phải đối mặt với “giặc đói”, “giặc dốt” hơn hai triệu đồng bào chết đói, hơn 90% số người dân mù chữ, thì nay chúng ta không những ăn gạo ngon mà còn thừa để xuất khẩu, trẻ em đến tuổi là được cắp tới trường, hầu như kỳ thi học sinh giỏi quốc tế nào Việt Nam cũng có mặt.

Trên hành trình nào cũng vậy, không phải chỉ có hoa thơm và trái ngọt mà có nhiều sóng gió rập rình. Chỉ nhìn vào khó khăn đó thôi sẽ rất dễ bị quan. Nhớ mùa thu tháng Tám năm 1945, khó khăn như thế, cả dân tộc vẫn triệu người như một, nhất tề xông lên thì thách thức nào cũng đạp bằng. Tinh thần ấy, khí thế ấy đã ăn sâu trong lòng dân tộc và mỗi con người Việt Nam, khi biết khơi dậy nó sẽ thành sức mạnh vô biên để đất nước vững vàng vươn ra biển lớn

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

(PNTĐ) -  Sáng 27/4, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), trật tự đô thị (TTĐT) với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các lực lượng, đơn vị trên địa bàn quận. Hoạt động nhằm  đảm bảo công tác VSMT, TTĐT trên địa bàn Quận nói chung và xung quanh Hồ Tây nói riêng từng bước đi vào nề nếp.
Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.