Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ nông dân nuôi bò sinh sản

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhiều năm nay,Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đãtriển khai cácmô hình nuôi bò sinh sản ở nhiều địa phương giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập, góp phần nâng cao năng suất và giá trị kinh tế cho người dân và địa phương.

Vốn đối ứng 50% giá trị giống, vật tư

Thống kê trong hai năm 2023-2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã đưa giống bò cái nền sinh sản vào nuôi tại các vùng có bãi chăn thả, vùng chăn nuôi trọng điểm giàu thức ăn xanh như các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ… với tổng đàn bò của dự án là 170 con bò cái Zebu (lai Shind, lai Brahman…).

Hiện nay, đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 100%, các chỉ tiêu sinh sản cao, tỷ lệ số bò động dục hiện đạt trên 90%, đã phối giống cho 158 con, trong đó có 100 con đã xác định có chửa và 58 con đang theo dõi, dự kiến đến tháng 9 - 10 những con được phối giống thời gian đầu sẽ sinh sản.

Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ nông dân nuôi bò sinh sản  - ảnh 1
Chị Đỗ Thị Khuyên (thôn 3, xóm Vao, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất)

Chị Đỗ Thị Khuyên (thôn 3, xóm Vao, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất) cho biết, trước đây, vợ chồng chị là hộ cận nghèo. Cả hai vợ chồng đều là người khuyết tật, trong khi đó vợ chồng chị còn phải nuôi 2 con ăn học nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Thu nhập của vợ chồng chị chỉ trông vào việc đi bán hàng từ thiện của chồng và vài sào ruộng.

Trong lúc khó khăn, vợ chồng chị Khuyên được Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất lựa chọn tham gia mô hình Chăn nuôi bò sinh sản của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội. Chị Khuyên được cán bộ khuyến nông tận tình hướng dẫn cách chăm sóc, phòng dịch và phối giống. Hiện tại, bò giống nhà chị Khuyên đã sinh sản lứa thứ 2 được 3 tháng.

Nhận 5 con bò giống của mô hình khuyến nông, gia đình anh Nguyễn Văn Hải, một hộ dân được ở xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất cho biết: “Gia đình chúng tôi đã nhận được con bò sinh sản khoẻ mạnh sau khi đáp ứng các tiêu chí về chuồng trại, đất trồng cỏ, lao động và vốn đối ứng 50% giá trị giống, vật tư. Chúng tôi chỉ cần đầu tư thêm mộ số máy móc để chế biến thức ăn cho bò còn nguồn thức ăn thì tận dụng được từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp của địa phương. 

Anh Hải còn trồng thêm các loại cây cỏ, tận dụng đồng ruộng để chăn thả nên công việc chăn nuôi không quá tốn kém. “Đây là giống bò khỏe nên ít bệnh tật hơn nên dự kiến mỗi năm bò sinh sản gia đình tôi sẽ có thêm nguồn thu khá lớn, đảm bảo ổn định kinh tế cho gia đình” -anh Hải nói.

Huyện Thạch Thất 3 năm nay cũng triển khai mô hình khuyến nông nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thực hiện. Năm 2022 triển khai ở xã Phú Kim; năm 2023 triển khai ở xã Hạ Bằng và Yên Bình; năm 2024 triển khai ở 3 xã Cẩm Yên, Dị Nậu và Cần Kiệm. Nhiều nông dân đã tham gia mô hình đều đánh giá cao về hiệu quả kinh tế của bò sinh sản bởi đó là vật nuôi không xâm lấn lương thực, thực phẩm mà chỉ tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp. Mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho bò giống khá cao nhưng chi phí trong quá trình nuôi lại thấp. Nếu được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thì một số hộ có tiềm lực về lao động, đất đai, vốn sẽ phát triển được.

Mô hình có ý nghĩa to lớn đối với các hộ dân

Những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội còn triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn nhiều huyện khác như Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ... mô hình được đánh giá cao vì có ý nghĩa to lớn đối với các hộ dân.

Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ nông dân nuôi bò sinh sản  - ảnh 2
Mô hình nuôi bò giúp người dân vươn lên
(ảnh Dương Đình Tường)

Đây vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất để các hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, đồng thời là nguồn động viên lớn lao về mặt tinh thần, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và cộng đồng đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Nguyễn Bùi Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất, thời gian thực hiện của mô hình khuyến nông phụ thuộc theo chu kỳ sinh trưởng của từng đối tượng cây trồng, vật nuôi. Có thể chỉ vài tháng đối với giống ngắn ngày như lúa, rau nhưng kéo dài tới 2 năm đối với nuôi bò sinh sản, trong đó năm đầu tiên tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống, thức ăn chăn nuôi, vật tư; năm thứ hai theo dõi, giám sát sự sinh trưởng, phát triển, phổ biến kiến thức.

Hiện giống nhập từ Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội đã cấp xong cho các hộ, còn thức ăn tinh hỗ trợ lúc bò có chửa lứa đầu khoảng tháng 10, tháng 11 sẽ có. Tất cả giống, vật tư cấp cho mô hình khuyến nông đều thông qua đấu thầu nên nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.

Mô hình nuôi bò sinh sản là định hướng giúp các hộ cận nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, góp phần chủ động con giống đáp ứng nhu cầu tại địa phương, tạo sự đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Hơn nữa, mô hình chăn nuôi bò còn sử dụng hiệu quả lao động nông nhàn ở địa phương gắn với việc chăn nuôi tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp, hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng sản lượng thịt bò cung cấp cho thị trường Thủ đô Hà Nội.

Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ nông dân nuôi bò sinh sản  - ảnh 3
Mô hình chăn nuôi bò giúp nông dân tăng giá trị sản xuất

Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết: Trong hai năm 2023 - 2024, thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản có quy mô 170 con bò cái Zebu (lai Shind, lai Brahman…). Trung tâm đã đưa giống bò cái nền sinh sản vào nuôi tại các vùng có bãi chăn thả, vùng chăn nuôi trọng điểm giàu thức ăn xanh và áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo với giống 3B chuyên thịt, nhằm tăng số lượng đàn bò cái nền và sản lượng bò thịt cung cấp cho Thủ đô.

 Đồng thời, triển khai mô hình góp phần tận dụng được lao động nông nhàn tại địa phương, đây cũng vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất để các hộ phát triển kinh tế. Sau hơn một năm triển khai, đến nay đàn bò sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 100%, các chỉ tiêu sinh sản cao, tỷ lệ số bò động dục hiện đã đạt trên 90%. Đã phối giống cho 158 con, trong đó có 100 con đã xác định có chửa và 58 con đang theo dõi chửa. 

Năm 2024, Trung tâm tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi bò sinh sản năm 2024 - 2025 với quy mô 40 con; hiện bò khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, ăn tốt, đã quen với môi trường nuôi mới.

“Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội”

Tin cùng chuyên mục

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Chiều 26/12/2024, Hội LHPN Việt Nam và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; nghiên cứu, trao đổi các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới.
Phụ nữ Việt Nam phát huy tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước

Phụ nữ Việt Nam phát huy tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước

(PNTĐ) -  "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mở ra vận hội chưa từng có để nhân dân Việt Nam, để Phụ nữ Việt Nam có thể phát huy cao nhất tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc của gia đình và cá nhân mình".