Kiến nghị tổ chức quốc tang cho đồng bào tử nạn vì thiên tai

Chia sẻ

Chiều 5/11, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận tại hội trường về những vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế...

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh nêu ý kiến tại phiên thảo luận.ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh nêu ý kiến tại phiên thảo luận.

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cho biết: Từ đầu kỳ họp đến nay, do ảnh hưởng tác động của đại dịch COVID-19, thảm họa thiên tai ở miền Trung gây ra đau thương và xúc động cho các tầng lớp nhân dân, đồng bào cả nước, làm cho phần lớn các ý kiến phát biểu của đại biểu đều tập trung đi sâu, phân tích, đánh giá nguyên nhân, tìm các giải pháp để khắc phục, đó là những điều hết sức cần thiết.

"Qua nghiên cứu thực tiễn ở nhiều quốc gia, chúng tôi thấy, trước những đau thương thảm họa của nhiều người dân, nhà nước thường tổ chức một ngày quốc tang để chia sẻ đau thương với những gia đình hoạn nạn. Ở Việt Nam, chúng ta chưa có luật về nghi lễ, nghi thức, quốc phục, quốc hoa nên vấn đề quốc tang mới được nghị định của Chính phủ quy định dành cho những đồng chí cán bộ, lãnh đạo cấp cao có công lớn đối với đất nước" - ĐBQH Khánh kiến nghị.

"Trong nỗi đau thương và nghĩa đồng bào rất sâu nặng trong nhân dân ta những ngày qua, tôi trân trọng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo với cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung quy định quốc tang đối với những đồng bào bị thảm họa thiên tai với số lượng lớn từ hàng chục hoặc hàng trăm người trở lên, như đợt bão, lũ vừa qua, như vậy sẽ tạo thêm một sự đồng thuận, gắn bó, chia sẻ trong cán bộ nhân dân nhiều hơn nữa" - ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh nhấn mạnh.

Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Khánh cho biết thêm: "Để góp phần lấy xây để chống, tăng cường bảo vệ môi trường và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tạo thêm những điểm du lịch, dịch vụ sinh thái cho các địa phương, tôi xin trân trọng đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề sen".

Theo đó, ĐBQH Khánh cho biết, khi nghiên cứu các Báo cáo của Chính phủ và trong thực tiễn đời sống bà thấy rất băn khoăn, vì ngành dệt may của chúng ta đang nhập nhiều nguyên liệu của nước ngoài để sản xuất. Như vậy, nếu truy xuất nguồn gốc thì chúng ta không có lợi từ các hiệp định thương mại tự do với các đối tác.

Trong khi đó, Việt Nam có nhiều vùng đất trũng, sản xuất lúa cũng bị hạn chế. Nếu tận dụng địa hình để có được làng nghề sen sẽ tạo cảnh quan rất tốt đẹp, thêm được môi trường sinh thái rất tốt. Thời gian qua, Chính phủ, các cơ quan, ban ngành TƯ, địa phương đã tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển làng nghề dệt tơ sen đầu tiên ở Việt Nam. Tới đây, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh mong Chính phủ sẽ quan tâm hơn nữa vấn đề này.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện không có nghĩa 3 tháng điều chỉnh một lần

Rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện không có nghĩa 3 tháng điều chỉnh một lần

(PNTĐ) - Trả lời báo chí về nguy cơ thiếu điện trong năm nay khi chưa vào cao điểm mùa khô, tăng trưởng phụ tải điện đã vượt 11%, cao hơn so với kế hoạch, Thứ trưởng Bộ Công ThươngNguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Chính phủ và Thủ tướng đã rất quan tâm chỉ đạo, có nhiều giải pháp để triển khai, khắc phục tình trạng này và có đủ cơ sở tin tưởng năm nay không thiếu điện.