“Luật không phúc đáp yêu cầu thực tiễn thì không nên thực hiện”

Chia sẻ

Sáng 17/11, thảo luận về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm chưa tán thành vì lo ngại phình bộ máy, khó khăn ngân sách…

 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Theo đó, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được thành lập trên cơ sở gộp chung bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã/ thị trấn bán chuyên trách, tại địa bàn xã/ phường/ thị trấn (gọi chung là địa bàn cơ sở).

Nêu quan điểm tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre), bảo vệ an ninh trật tự cơ sở là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của quân, dân. Chúng ta đang thực hiện chủ trương xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Một lực lượng này ra đời không thể một mình đảm bảo được.

Đại biểu Nhưỡng cũng bày tỏ băn khoăn rằng, liệu việc cơ cấu 1,5 triệu người tham gia lực lượng này có cần thiết và làm “phình bộ máy” hay không? Chưa kể, lực lượng này mới nghe là lực lượng quần chúng, nhưng theo các quy định đều toát lên tính chính quy về hoạt động, tổ chức, chế độ chính sách… Như vậy, Nhà nước sẽ phải đảm bảo ngân sách lớn chi trả cho lực lượng này.

Cụ thể, Chương III (Xây dựng lực lượng; bảo đảm điều kiện hoạt động; bồi dưỡng, hỗ trợ; giải quyết một số trường hợp khi lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện nhiệm vụ) gồm 11 điều (tư Điều 16 và Điều 26), quy định lực lượng này có nhiều nét tương đồng với lực lượng Công an nghĩa vụ trong các vấn đề về: Bồi dưỡng, huấn luyện, hưởng chế độ hàng tháng, được chi trả bảo hiểm, trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận, trường hợp lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở khi thực hiện nhiệm vụ bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh…

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp).Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp).

Cùng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nhận định: Trong dự thảo có nêu lực lượng tham gia bảo vệ an toàn, trật tự cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện; nhưng trong tất cả quy định về tổ chức, chính sách, chế độ… không còn là quần chúng tự nguyện mà có tổ chức rõ ràng. Vậy ngân sách cho lực lượng là bao nhiêu? Trong khi đó, nếu dự án Luật được thông qua, lực lượng tham gia bảo vệ trị an ở cơ sở sẽ có 1,5 triệu người hưởng ngân sách thường xuyên, giảm 500.000 người so với hiện nay, con số này chưa thực sự thuyết phục.

Cùng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nhận định: Trong dự thảo có nêu lực lượng tham gia bảo vệ an toàn, trật tự cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện; nhưng trong tất cả quy định về tổ chức, chính sách, chế độ… không còn là quần chúng tự nguyện mà có tổ chức rõ ràng. Vậy ngân sách cho lực lượng là bao nhiêu? Trong khi đó, nếu dự án Luật được thông qua, lực lượng tham gia bảo vệ trị an ở cơ sở sẽ có 1,5 triệu người hưởng ngân sách thường xuyên, giảm 500.000 người so với hiện nay, con số này chưa thực sự thuyết phục.

Minh chứng điều trên, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (Đoàn An Giang) cho hay: Theo Pháp lệnh công an xã thì hiện nay có 126.000 công an xã bán chuyên trách, còn theo Nghị định 38 năm 2006 về việc bảo vệ dân phố thì tổ bảo vệ dân phố chỉ có ở phường, thị trấn với số lượng là 70.000 người. Theo Luật phòng cháy, chữa cháy, do không chịu được chi phí về ngân sách nên hiện nay chỉ có 23% cơ sở thành lập lực lượng này với con số thực tế là 500.000 người.

Như vậy, thực tế 3 lực lượng trên hiện nay có tổng số là 696.000 người. Trong khi đó, chỉ có 2 lực lượng công an xã bán chuyên trách và tổ bảo vệ dân phố là hưởng ngân sách thường xuyên với tổng số 196.000 người, còn dân phòng chỉ được hưởng khi thực sự làm việc và bồi dưỡng về nghiệp vụ.

“Nếu thành lập lực lượng này thì sẽ tăng thêm 804.000 người hưởng ngân sách hàng tháng chứ không phải giảm 500.000 người như dự thảo luật nêu” – đại biểu Bộ cho biết.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm tại phiên thảo luận.Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm tại phiên thảo luận.

Khẳng định đã nắm số liệu rất chắc và chịu trách nhiệm về số liệu mình cung cấp, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu: Dự Luật đưa ra con số giảm 500.000 người là không thực tế. Vì các lực lượng trên mỗi địa phương đều khác nhau.

“Có địa phương thành lập tổ dân phòng theo Luật phòng cháy chữa cháy, nhưng có địa phương do điều kiện ngân sách không thành lập lực lượng này. Số liệu trong Tờ trình của Chính phủ đưa ra có 1,5 triệu người tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở có nghĩa là tăng chứ không hề giảm”  đại biểu Hòa nhấn mạnh.

Liên quan đến việc chi trả cho 1,5 triệu người nói trên, đại biểu đoàn An Giang đưa ra một vấn đề bất hợp lý trong Dự luật này: “Theo các điều từ 19 - 22 dự thảo luật này, ngân sách địa phương phải chỉ trả từ trụ sở, phụ cấp, bảo hiểm… tôi e rằng ngân sách của địa phương sẽ không còn để đầu tư phát triển, bố trí cho an sinh xã hội”.

Từ vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Mai Bộ bày tỏ băn khoăn và nêu câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Nội vụ: “Bộ trưởng có ý kiến gì về việc 804.000 người tăng thêm này, trong đó 500.000 người đang hưởng phụ cấp vụ việc lại chuyển vào hưởng phụ cấp hằng tháng?”, và câu hỏi đến Bộ trưởng Bộ Tài chính “Đề nghị Bộ trưởng tạm tính chi phí trụ sở, để cho lực lượng này hoạt động thì sẽ chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong ngân sách của địa phương?”.

Chưa kể, “ngân sách bố trí cho lực lượng này theo dự thảo Luật là 1,5 - 1,8 tỷ đồng/tháng/địa phương thì may ra chỉ có những địa phương như TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, chứ các địa phương ngân sách khó khăn e rằng khó đáp ứng nổi” – đại biểu Hòa nêu.

Trước những vấn đề được cho là bất cập nêu trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đề nghị Chính phủ nghiên cứu toàn diện, cân nhắc đầy đủ các khía cạnh, đặt trong bối cảnh tình hình đất nước, địa phương, các lực lượng công an, quân đội… để nghiên cứu lại các quy định, đặt ra cho phù hợp. Luật không phúc đáp yêu cầu của thực tiễn thì không thể thực hiện.

“Đồng thời, Chính phủ cũng cần tổ chức tổng kết công tác bảo vệ anh ninh trật tự cơ sở, trong đó đặc biệt làm rõ sự phối hợp giữa Công an nhân dân và dân quân tự vệ ở địa phương để xây dựng đề án tăng cường phối hợp giữa 2 lực lượng này, trên cơ sở đó có giải pháp phù hợp” – đại biểu Nhưỡng nhấn mạnh.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.