Nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường kêu cứu vì bị "bỏ đói"

Chia sẻ

(PNTĐ)- Chiều 12/1, hàng chục cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh, thuộc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã cầm băng rôn với các khẩu hiệu: “Nhân viên bị bỏ đói”, “Hãy trả lương cho chúng tôi”; "Đề nghị Học viện thực hiện đúng hợp đồng lao động"...

Hàng chục nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh cầm băng rôn khẩu hiệu trước cổng Học viện Y dược học cổ truyền Việt NamHàng chục nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh cầm băng rôn khẩu hiệu trước cổng Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Bày tỏ nỗi bức xúc, chị Lê Thanh Bình, nhân viên phòng kế toán của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, cho biết, ngày 11/1, chúng tôi đã căng băng rôn đòi quyền lợi, trưa 12/1, lãnh đạo Bệnh viện tổ chức một cuộc họp. Tuy nhiên, với nội dung chỉ mang tính chất động viên, còn vấn đề cốt lõi là lương của chúng tôi thì lãnh đạo vẫn bảo cố gắng chờ đợi, không có lịch cụ thể khi nào trả.

Hàng chục nhân viên y tế cầm băng rôn với các khẩu hiệuHàng chục nhân viên y tế cầm băng rôn với các khẩu hiệu

Trong khi việc nợ lương của chúng tôi đã kéo dài hơn 8 tháng nay. Nhiều gia đình chúng tôi đã kiệt quệ, không thể chờ đợi hơn được nữa.

Từ tháng 5 đến tháng 11/2021, khoảng 160 nhân viên y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ được nhận 50% tiền lương. Tháng 12/2021, họ không nhận được lương. Còn tháng 1/2022 khả năng cao họ cũng không có lương. Bởi lời giải thích “không có nguồn thu vào để chi được lương”.

Vấn đề này được lý giải là do bệnh viện tự chủ. Tuy nhiên, theo chị Bình, bệnh viện trực thuộc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, hiện tại đang thực hiện “một cơ quan nhưng hai chế độ”. Trong khi 160 cán bộ nhân viên đang làm việc tại bệnh viện không được đảm bảo về lương thì các khối khác thuộc Học viện vẫn có lương, thưởng và các khoản phúc lợi. 

“Chúng tôi cảm như con rơi trong bầy con chung. Cực chẳng đã, chúng tôi mới phải xuống đường nói lên tiếng nói của mình như vậy”. - chị Bình chia sẻ.

Hàng chục nhân viên y tế cầm băng rôn đề nghị Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam thực hiện đúng hợp đồng lao độngHàng chục nhân viên y tế cầm băng rôn đề nghị Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam thực hiện đúng hợp đồng lao động

Theo chị Bình, những người bị nợ lương đa số đều có thâm niên công tác nhiều năm ở bệnh viện. Trong khi công việc thì nhiều vì dịch bệnh nhưng đến lương cơ bản còn chưa được hưởng đủ nói gì tới tiền hỗ trợ.

8 tháng nay, với 50% lương cơ bản, nhiều người phải làm thêm ngoài giờ để lo chi phí sinh hoạt cho gia đình bằng các việc như: bán rau, chạy grap, xe ôm, ship hàng…

Như chị Bình có 3 con nhỏ, chồng chị là lái xe. Với mức lương của vợ không đủ sinh hoạt tối thiểu nên anh phải làm gấp đôi, gấp 3 lần để lo cho gia đình.

 Nhân viên y  tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường kêu cứu vì bị

Chị Nguyễn Thị Tuyết, khoa Dược, làm việc tại bệnh viện 12 năm nay cho biết: Hiện lương của tôi là 5,4 triệu đồng/tháng. Từ tháng 5/2021, tôi nhận được thông báo là sẽ nhận được 50% lương do thu nhập của bệnh viện không có. Với 2,7 triệu đồng/tháng, tôi nuôi 2 con nhỏ trong tình cảnh rất khó khăn, thậm chí đã phải nhờ sự trợ giúp của gia đình ở quê. Hiện giờ tôi còn không được nhận đồng lương nào, trong khi công việc vẫn đảm bảo đầy đủ. Có nhiều hôm làm việc đến 18h-19h mà cũng không có trợ cấp ngoài giờ. Chúng tôi đã kiệt sức đành phải xuống đường lên tiếng đòi quyền lợi như vậy.

Chiều ngày 12/1, Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu lãnh đạo Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp ngay với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế giải quyết dứt điểm việc nợ lương, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 20/1/2022.

 VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Để chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), tại các địa điểm Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Huấn luyện Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, các khối đi của lực lượng quân đội, công an tham gia diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm trên đang gấp rút hoàn thiện từng động tác đi, đứng, chào.
Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

(PNTĐ) - Sáng 11/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án này.
Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.