Phương thức “Tự giúp” từ Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" tại Quảng Ninh

Chia sẻ

Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh vừa tổ chức hội nghị Tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018 - 2020. Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa và Thượng tá Nguyễn Xuân Bách, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP dự và chỉ đạo Hội nghị.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Hòa (thứ hai trái ảnh sang) thăm hỏi hộ gia đình hội viên, phụ nữ DTTS tại thôn Pắc Pộc, xã Hoành Mô, huyện Bình LiêuPhó Chủ tịch Bùi Thị Hòa (thứ hai trái ảnh sang) thăm hỏi hộ gia đình hội viên, phụ nữ DTTS tại thôn Pắc Pộc, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh.

Báo cáo tại hội nghị đánh giá, triển khai Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất thực hiện theo phương thức “Tự giúp”, tự lực, tự chủ nguồn lực, không có sự đồng hành của các tỉnh/thành khác. Hai xã Lục Hồn và Vô Ngại của huyện Bình Liêu được lựa chọn để hỗ trợ là 2 xã khó khăn nhất trong tuyến các xã vùng biên, có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều đồi núi sông suối chia cắt; dân số phân bố không đồng đều. 100% hộ dân là người DTTS Tày, Dao, Sán Chỉ... với nhận thức, nếp sống còn hạn chế, nhiều hủ tục lạc hậu, có thôn 100% hộ là đồng bào dân tộc Dao không có nhà tắm nhà tiêu hợp vệ sinh, ngay cả hộ khá giả cũng sử dụng hố phân sầu, chuồng trại gần nhà ở; chủ yếu làm nông với cách làm bảo thủ, ngại thay đổi, không muốn áp dụng KHKT vào sản xuất; có tư tưởng trông chờ ỷ lại nhà nước; tỷ lệ hộ nghèo cao (xã Vô Ngại 30%, xã Lục Hồn 24%), còn nhiều hộ có nhà ở tường đất không an toàn...

Hội LHPN và Bộ bội Biên phòng tỉnh đã kịp thời xây dựng, thực hiện chương trình tổng thể chung với 6 nhiệm vụ trọng tâm là: (1) Vận động nguồn lực thực  hiện Chương trình; (2) Truyền thông nâng cao  nhận thức về mọi mặt cho hội viên phụ nữ nói riêng và nhân dân thuộc địa bàn xã biên giới ĐBKK được nhận hỗ trợ; (3) Hỗ trợ xây dựng nhà an toàn cho các hộ nghèo với mức hỗ trợ làm động lực là 25 triệu đồng/nhà; (4) Hỗ trợ nguồn lực và vận động xây dựng công trình vệ sinh; (5) Hỗ trợ làm mẫu mô hình phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh; (6) Hỗ trợ  học sinh thuộc các hộ nghèo có điều kiện tốt hơn trong học tập và không phải nghỉ học.

Tại Hội nghị tổng kết Chương trình, đã có 13 tập thể và 13 cá nhân nhận giấy khen của Hội LHPN tỉnh và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc triển khai, thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018 - 2020.Tại Hội nghị tổng kết Chương trình, đã có 13 tập thể và 13 cá nhân nhận giấy khen của Hội LHPN tỉnh và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc triển khai, thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018 - 2020.

Từ sự lựa chọn đúng và trúng cùng sự hỗ trợ, đồng hành kịp thời, Lục Hồn và Vô Ngại đã có sự thay đổi lớn về diện mạo. So với trước năm 2018, nếp sống sinh hoạt trong nhiều gia đình, đặc biệt là với dân tộc Dao đã có chuyển biến tích cực, đặc biệt với việc tiếp cận  mô hình “5 không 3 sạch”, nếp sống sinh hoạt lạc hậu, mất vệ sinh được thay thế bằng nếp sống văn minh, sạch sẽ hơn, ý thức người dân được nâng cao hơn trong tham gia, gìn giữ vệ sinh môi trường sống ở thôn bản... (điều trước đây chưa từng có). Tỷ lệ hộ có nhà an toàn tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Các hộ mạnh dạn nhận nguồn hỗ trợ để làm mô hình kinh tế, biết ứng dụng KHKT vào chăn nuôi (tiêm phòng vật nuôi, sử dụng thức ăn và chăm sóc vật nuôi theo phương pháp khoa học…).

Trong 3 năm qua, tổng nguồn lực Quảng Ninh huy động trong Chương trình được là gần 1.700 triệu đồng (vượt kế hoạch ban đầu đề ra) với các hoạt động: Tổ chức tuyên truyền trực tiếp về nâng cao nhận thức mọi mặt đến 1.068  lượt cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân (chiếm trên 50% tổng số hộ/2 xã); Xây mới 17 nhà an toàn/17 hộ gia đình đảm bảo đúng tiêu chí "3 cứng" có công trình phụ kèm theo; Sửa chữa 03 nhà với số tiền 610 triệu đồng (vượt 07 nhà so với dự kiến kế hoạch ban đầu đề ra).  Vận động được 91 hộ đăng ký thực hiện với nguồn hỗ trợ chủ yếu từ nguồn Chương trình 135 của huyện với số tiền 254 triệu, trong đó nguồn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình là 57 hộ với số tiền 104 triệu đồng. Triển khai được 02 mô hình phù hợp cho 52 hộ tham gia với tổng số tiền 447,2 triệu đồng, vượt xa so với dự kiến (kế hoạch đề ra là 360 triệu).  Trong đó có 37 hộ được hỗ trợ vốn, con giống “Nuôi gà thương phẩm”; 10 hộ tham gia Mô hình nuôi lợn từ nguồn hỗ trợ trực tiếp của Chương trình được thực hiện với sự phối hợp của Hội Chữ Thập đỏ; 01 hộ triển khai từ nguồn 135 của huyện  và 01 hộ thực hiện từ nguồn vay vốn ủy thác của Hội và 03 hộ từ nguồn hỗ trợ sinh kế cùng với hỗ trợ xây nhà an toàn; đã có 34 cán bộ Hội cơ sở và chi tổ (100%) được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực ít nhất 1 lần...

Những kết quả của Chương trình Đồng hành đã góp phần quan trọng trong phát triển KTXH: cuối năm 2019, cả 2 xã đều thoát khỏi diện Chương trình 135, hiện đang thực hiện các chỉ tiêu về đích Nông thôn mới (tại xã Lục Hồn, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8%; tỷ lệ số hộ có nhà tiêu và nhà tắm hợp vệ sinh tăng 47,6% so với thời điểm trước Chương trình... Tại xã Vô Ngại, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30% xuống còn 6,61%; tổng số hộ có nhà tiêu nhà tắm hợp vệ sinh tăng 70% so với thời điểm trước Chương trình)…

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa vui mừng trước thành tựu mà Chương trình đã đạt được tại vùng biên giới Bình Liêu, khẳng định tính đúng đắn, vai trò dẫn hướng của lực lượng Hội Phụ nữ và BĐBP, của địa phương và công sức tạo dựng của các hội viên phụ nữ và cán bộ chiến sĩ... Phó Chủ tịch Hội đề nghị trong thời gian tới, 2 ngành tiếp tục phốihợp tích cực, hiệu quả trong triển khai các hoạt động thực chất, bền vững hơn thông qua hoạt động nhân rộng các mô hình, các nhân tố tiêu biểu; Tăng thêm nguồn lực từ ngân sách, nguồn lực xã hội để đầu tư tốt hơn cho thực hiện Chương trình… Phó Chủ tịch cũng đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp tiếp tục thực hiện Chương trình ở mức cao hơn,

 Theo http://hoilhpn.org.vn/

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
​  Hà Nội: Thành lập 4 đoàn kiểm tra bàn giao tài liệu ở cấp xã

​ Hà Nội: Thành lập 4 đoàn kiểm tra bàn giao tài liệu ở cấp xã

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3644/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3432/QĐ-UBND ngày 28/6/2025 của Chủ tịch UBND thành phố về thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn việc bàn giao tài liệu lưu trữ tại các đơn vị hành chính cấp xã mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội công bố 100 thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Hà Nội công bố 100 thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

(PNTĐ) - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và căn cứ các quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 961/QĐ-TTPVHCC về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội. Theo đó, 100 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sắp có chính sách học bổng cho người học các ngành học STEM

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sắp có chính sách học bổng cho người học các ngành học STEM

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ,Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trả lời câu hỏi của phóng viên về việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm ngành công nghệ cao có sự chuẩn bị nhân sự như thế nào và các sinh viên học ngành này được ưu đãi những gì?