Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông thường xuyên ùn tắc

HẢI NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - 5 dự án cầu vượt được Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đề xuất xây dựng tại các nút giao: Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo (quận Nam Từ Liêm); Cổ Linh - Thạch Bàn (quận Long Biên); Hoàng Minh Giám - Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân); Cổ Bi - Ngô Xuân Quảng (huyện Gia Lâm); Nguyễn Huy Nhuận - Lý Thánh Tông (huyện Gia Lâm).

Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minhXem xét trách nhiệm các đơn vị chậm khắc phục “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thôngSẽ có 143 chốt chống ùn tắc giao thông dịp Tết.

Theo đó, 5 dự án cầu vượt được Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đề xuất xây dựng tại các nút giao: Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo (quận Nam Từ Liêm); Cổ Linh - Thạch Bàn (quận Long Biên); Hoàng Minh Giám - Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân); Cổ Bi - Ngô Xuân Quảng (huyện Gia Lâm); Nguyễn Huy Nhuận - Lý Thánh Tông (huyện Gia Lâm).

Trong số này, theo đánh giá của Sở GTVT Hà Nội, nút giao Cổ Linh - Thạch Bàn có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn vào giờ cao điểm, đặc biệt là sau khi hoàn thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông thường xuyên ùn tắc - ảnh 1
 Hà Nội thường xuyên tồn tại những điểm ùn tắc giao thông cục bộ mỗi ngày.

Được biết, trong năm 2024, Hà Nội xử lý được 13 điểm ùn tắc giao thông, nhưng nguy cơ phát sinh 16 điểm ùn tắc mới. Trong 13 điểm ùn tắc đã được xử lý có những tuyến đường, nút giao thông lớn như: Nút giao Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Trần Vỹ; nút giao Thanh Xuân hướng Nguyễn Trãi đi Nguyễn Xiển; đường Nguyễn Xiển đoạn từ Nguyễn Trãi đến đường Phạm Tu; nút giao Lê Đức Thọ - Hàm Nghi - Nguyễn Hoàng; nút giao cầu vượt Mai Dịch; nút giao Âu Cơ - Xuân Diệu; cầu Đền Lừ...

Với 20 điểm ùn tắc còn lại, qua buổi họp rà soát, liên ngành GTVT - Công an đã đưa ra các phương án để tiếp tục xử lý để giảm tình trạng ùn ứ giao thông kéo dài trong năm 2025.

Tuy nhiên, cũng theo Sở GTVT Hà Nội, hiện nay có đến 16 điểm, tuyến đường có nguy cơ ùn tắc mới phát sinh, trong đó có 5 điểm gồm: Nút giao Cổ Linh - Đàm Quang Trung; đảo xuyến trên đường Cương Kiên; đường Trần Nhật Duật (cửa khẩu Chương Dương Độ); ngã tư Trần Phú - Thanh Bình - Phùng Hưng (cầu Trắng); ngã tư Phùng Hưng - Cầu Bươu - đường 19/5 (cầu Đen).

11 trục, tuyến đường đối diện nguy cơ ùn tắc là Nguyễn Trãi - Trần Phú (quận Hà Đông, Thanh Xuân); Láng (đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy); Vành đai 3 trên cao, dưới thấp (đặc biệt là tại các lối lên, xuống); Tam Trinh; Lĩnh Nam; Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng; Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu; Hoàng Hoa Thám.

Ngoài ra, còn có đường Giải Phóng (lưu lượng phương tiện rất lớn tại một số nút giao Giải Phóng - Kim Đồng, Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ, Ngã Tư Vọng; Giải Phóng - Hoàng Liệt); đường đê Nguyễn Khoái (đoạn từ Trần Khát Chân đến cầu Vĩnh Tuy); đường 70 (đoạn Phúc La đến cầu Tó); trục Tố Hữu - Lê Văn Lương; trục Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận (quốc lộ 5 cũ).

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an đã xử lý nhiều vụ việc tung tin thất thiệt

Bộ Công an đã xử lý nhiều vụ việc tung tin thất thiệt

(PNTĐ) - Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024 diễn ra tại Hà Nội chiều 08/01, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Người phát ngôn Bộ Công an đã bày tỏ quan điểm về sự việc đưa tin thất thiệt được đưa trên các hội nhóm mạng xã hội liên quan đến lãnh đạo Ngân hàng ACB.
Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng

(PNTĐ) - Một nội dung rất được quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024 diễn ra tại Hà Nội chiều 08/01 là thông tin về tình hình thưởng Tết và công tác đảm bảo an sinh xã hội trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ do Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cung cấp.