Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội là hết sức cần thiết

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 12/2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Bày tỏ ý kiến cơ bản đồng tình với các nội dung Tờ trình mà cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra trình Quốc hội, đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội là cần thiết.

Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội là hết sức cần thiết - ảnh 1
Đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn Hà Nội) phát biểu

Về vấn đề cơ cấu tổ chức Quốc hội nên quy định trong luật hay Nghị quyết của Quốc hội, đại biểu Tạ Đình Thi nghiêng về phương án cơ cấu cơ quan của Quốc hội nên quy định tại Nghị quyết, để bảo đảm tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện, cũng tương tự Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Về việc nâng cấp Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội và Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành Ủy ban Giám sát và Dân nguyện của Quốc hội là cần thiết. Theo đại biểu Tạ Đình Thi, công tác giám sát cũng như xử lý, giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhân dân sẽ được nâng tầm lên, đảm bảo yêu cầu trong giai đoạn mới hiện nay. Việc tổ chức lại các Ủy ban của Quốc hội, việc quy định chức năng, nhiệm vụ cũng như phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan cần có quy định cụ thể, rõ ràng. 

Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội là hết sức cần thiết - ảnh 2
Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn Hà Nội) phát biểu

Tham gia góp ý về Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn Hà Nội) đề nghị nghiên cứu có nhất thiết phải để tên là Hội đồng Dân tộc, hay đổi tên thành Ủy ban Dân tộc cho đồng bộ cho đồng bộ trong các cơ quan của Quốc hội.

Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội là hết sức cần thiết - ảnh 3
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy phát biểu

Bày tỏ ủng hộ chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho rằng việc sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội là hết sức cần thiết. Ủy ban Pháp luật đã đề xuất không quy định cụ thể tên gọi, số lượng các cơ quan của Quốc hội trong luật Luật Tổ chức Quốc hội, với số lượng các Ủy ban thay đổi, nhiệm vụ quyền hạn cũng cần điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo hài hòa, cân đối với năng lực bộ máy. 

Nhất trí sửa Luật Ban hành VBQPPL để rút ngắn được quy trình xây dựng chính sách. Hiện quy trình đã khá chặt chẽ, được thực hiện trong thời gian dài, nhưng từ khi đề xuất chính sách đến khi ban hành còn khá dài, chưa đáp ứng yêu cầu có những chính sách hiệu quả, kịp thời trong điều kiện mới.

Dự thảo Luật tập trung quy định quy trình xây dựng luật của Quốc hội, UBTVQH mà không đi sâu vào quy trình của các cơ quan vì đẩy mạnh phân quyền. Nhất trí nâng cao trách nhiệm cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình. 

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, vai trò của UBTVQH rất quan trọng, khi cơ quan trình và thẩm tra không thống nhất, UBTVQH sẽ quyết định những nội dung trình Quốc hội.

Đồng thời, định hướng chương trình lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội là điểm mới trong dự thảo Luật, nhưng cần quy định cụ thể hơn về việc triển khai lập định hướng, UBTVQH cần có chỉ đạo, các Ủy ban cần rà soát.

Đồng thời, cần rà soát các mốc thời hạn thẩm tra, thời gian gửi tài liệu cho đại biểu Quốc hội, cần tính toán đảm bảo thời gian cho đại biểu nghiên cứu, góp ý.

Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội là hết sức cần thiết - ảnh 4
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) phát biểu

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) bày tỏ băn khoăn với việc chuyển Ban Dân nguyện thành Ủy ban Giám sát và Dân nguyện thì liệu chức năng giám sát của Ủy ban Giám sát và Dân nguyện có chồng chéo với các Ủy ban khác của Quốc hội, vì các Ủy ban cũng có chức năng giám sát? Theo đại biểu, Ban Dân nguyện chuyển thành Ủy ban Dân nguyện là phù hợp.

Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội là hết sức cần thiết - ảnh 5
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Phó Trưởng ban Dân nguyện phát biểu

Theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Phó Trưởng ban Dân nguyện, việc chuyển Ban Dân nguyện thành Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thể hiện Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến giải quyết kiến nghị, ý kiến của người dân.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, việc bổ sung thêm chức năng giám sát cho Ủy ban Dân nguyện đã được thảo luận rất kỹ lưỡng, đảm bảo không chồng chéo; các Ủy ban và Hội đồng Dân tộc vẫn thực hiện chức năng giám sát.

Tin cùng chuyên mục

Xử lý nghiêm cán bộ bao che, tiếp tay cho đối tượng buôn lậu thuốc lá, thuốc lá điện tử

Xử lý nghiêm cán bộ bao che, tiếp tay cho đối tượng buôn lậu thuốc lá, thuốc lá điện tử

(PNTĐ) - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa có công văn gửi Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hành vi vi phạm đối với thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, xì gà nhập lậu, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Năm 2025: 100% các sân bay, bến cảng, cửa khẩu ứng dụng công nghệ sinh trắc, nền tảng VNeID

Năm 2025: 100% các sân bay, bến cảng, cửa khẩu ứng dụng công nghệ sinh trắc, nền tảng VNeID

(PNTĐ) - Ngày 18/3, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và triển khai Đề án 06.
“Cởi trói” cho cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quản lý và điều hành

“Cởi trói” cho cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quản lý và điều hành

(PNTĐ) -Ngày 18/3 tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, cải cách tổ chức bộ máy thực sự là một cuộc cách mạng trong toàn hệ thống chính trị.