Tạo lập phong trào văn hóa báo chí trong cơ quan báo chí

MAI THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chiều ngày 18/3, cũng tại Hội Báo toàn quốc 2023, Liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức tọa đàm “Văn hóa báo chí”.

Tham gia tọa đàm có nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam.

Tạo lập phong trào văn hóa báo chí trong cơ quan báo chí - ảnh 1
Các khách mời của buổi tọa đàm. Ảnh: PV

Tại tọa đàm, hai khách mời đã phân tích làm rõ giá trị cốt lõi văn hóa báo chí và vì sao cần phải đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí”.

  Theo nhà báo Hồ Quang Lợi, báo chí là một bộ phận của văn hóa, lan tỏa văn hóa ra xã hội, còn văn hóa tác động soi đường cho báo chí. Tác phẩm báo chí chứa đựng tri thức văn hóa, có sức lan tỏa, tác động mạnh mẽ tới công chúng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí Việt Nam luôn vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thông nghề nghiệp và có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, nhân văn, phấn đấu phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tạo lập phong trào văn hóa báo chí trong cơ quan báo chí - ảnh 2
Khán giả giao lưu với khách mời. Ảnh: PV

PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng, báo chí nhân văn là báo chí thực hiện đúng chức trách, tôn chỉ mục đích, hoạt động theo pháp luật và đạo đức nghề báo. Mỗi cơ quan báo chí, mỗi người làm báo có văn hóa sẽ ý thức được trách nhiệm hoạt động, tác nghiệp vì mục đích tận hiến với nghề nghiệp, cho ra đời những sản phẩm báo chí chất lượng, lan tỏa giá trị nhân văn, văn hóa.

Cũng theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, hiện nay, một số cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, sa đà vào thông tin mặt trái xã hội, thiếu tính nhân văn. Những tiêu cực trong hoạt động báo chí tác động đến đạo đức nghề nghiệp và môi trường văn hóa báo chí. Khi nhà báo tác nghiệp với những hành vi không chuẩn mực, gắn với việc theo đuổi những lợi ích cá nhân, vụ lợi đã để lại hình ảnh xấu, không chỉ làm tổn thương danh dự của người làm báo chân chính, mà còn làm giảm uy tín và vai trò của báo chí.

Văn hóa, luật pháp là để nhà báo soi vào đó để sửa mình. Do đó Hội nhà báo Việt Nam quyết đưa phong trào văn hóa báo chí vào từng cơ quan báo chí để nền báo chí vn phải đậm chất Việt Nam.

Tạo lập phong trào văn hóa báo chí trong cơ quan báo chí - ảnh 3
Tiết mục văn nghệ tại tọa đàm. Ảnh: PV

Nhà báo Hồ Quang Lợi nhận định, văn hóa báo chí quân sự Việt nam được thừa hưởng giá trị to lớn của văn hóa báo chí Việt Nam và tiếp tục lan tỏa để góp phần xây dựng một nền báo chí nhân văn. Tuy nhiên, vẫn còn những người làm báo, mang danh báo chí dùng nghề để dụng lợi. Do đó, việc xây dựng văn hóa báo chí là hết sức quan trọng. Theo ông, có những điều pháp luật cho phép làm nhưng đạo đức nghề nghiệp của người làm báo lại không cho phép mình làm. Khi cầm bút cần suy nghĩ viết như thế nào bởi sau ngòi bút đó là sự tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người, của xã hội.

Báo chí có trách nhiệm lan tỏa văn hóa nhân văn nên phải viết được những gì xã hội cần, giải đáp được những vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Làm báo là bước vào cuộc chiến đấu, đòi hỏi người làm báo phải khách quan, công tâm, chính xác. Có vậy báo chí mới phát triển, trở thành nguồn lực mạnh, khẳng định vai trò vị trí của mình.

Buổi tọa đàm gửi gắm thông điệp đó là việc tạo lập môi trường văn hóa trong hoạt động báo chí là yêu cầu cấp thiết. Làm tốt được điều này chính là góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, thực sự là vũ khí sắc bén của Đảng, của Nhà nước trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

(PNTĐ) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Hội LHPN Hà Nội với Hội LHPN Viêng Chăn, CHDCND Lào giai đoạn 2022- 2025, chiều ngày 12/5, trong chương trình Đoàn công tác Hội LHPN Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Hội LHPN Hà Nội.
Nghiêm cấm hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là phù hợp

Nghiêm cấm hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là phù hợp

(PNTĐ) - Chiều 12/5, thảo luận tại tổ, các đại biểu đoàn Hà Nội nhất trí cao với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Về Dự thảo Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu đồng tình việc nghiêm cấm hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là phù hợp.