Thay đổi cách nghĩ, cách làm từ mô hình kinh tế tập thể

Chia sẻ

Nhiệm kỳ 2016-2021, Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực để thay đổi nhận thức và hành động của cán bộ hội viên trong xây dựng mô hình kinh tế tập thể.

 Hội LHPN Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho phụ nữ trong xây dựng phát triển kinh tế hợp tác, đưa nội dung về phát triển kinh tế tập thể vào chỉ tiêu thi đua hàng năm;  chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội Phụ nữ;... 

Bên cạnh đó, Hội LHPN Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn về “Nâng cao năng lực Ban quản lý Hợp tác xã” cho 90 học viên là giám đốc, phó giám đốc, kế toán 22 hợp tác xã nông nghiệp mới thành lập và chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội(thứ 3 từ trái sang) tặng hoa chúc mừng ra mắt Hợp tác xãNông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến, tháng 4/2019.Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội (thứ 3 từ trái sang) tặng hoa chúc mừng ra mắt Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến, tháng 4/2019. 

Tổ chức tập huấn Luật Hợp tác xã 2012, quy trình thành lập hợp tác xã, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác xã; tổ chức hội thảo cấp thành phố về “Vai trò của Hội Phụ nữ trong xây dựng mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã”; tổ chức 3 đợt cho cán bộ chủ chốt Hội LHPN cấp Thành phố và quận, huyện, thị xã đi tham quan giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, các mô hình kinh tế hiệu quả tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ, Điện Biên....

Các cấp Hội đã đẩy mạnh dạy nghề, truyền nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cung cấp kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển mô hình hợp tác xã trong thời kỳ mới; phổ biến các chính sách tín dụng, các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho hợp tác xã đến cán bộ, hội viên và thành viên Ban Chủ nhiệm các hợp tác xã, tổ hợp tác…

Đến nay, các cấp Hội hỗ trợ thành lập 15 hợp tác xã với 218 thành viên; 20 tổ hợp tác với 449 thành viên, 50 tổ liên kết với 654 thành viên giúp nhau phát triển kinh tế với các ngành nghề kinh doanh chính là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. 

Các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ hoạt động ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần thay đổi cách nghĩ cách làm và cải thiện thu nhập cho hội viên, cung ứng sản phẩm hàng hoá chất lượng cao, mẫu mã đẹp được người tiêu dùng Thủ đô đón nhận.

Đặc biệt, nhiều mặt hàng nông sản, đặc sản được sản xuất từ mô hình kinh tế thập thể theo hướng hữu cơ, được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hàng hoá VIETGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được bày bán tại các hệ thống phân phối hiện đại. Điển hình là hợp tác xã nông sản phụ nữ Phú Xuân Hương (huyện Quốc Oai), hợp tác xã giầy da Hằng Nguyễn (Phú Xuyên), hợp tác xã sản xuất, kinh doanh giống gia cầm Tú Phương (Phú Xuyên), hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ), hợp tác xã giun quế (Sóc Sơn), Tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa (Ba Vì)...

PHẠM HẰNG

 

Tin cùng chuyên mục

Xã Quang Minh: Đảm bảo nguồn lực cho đầu tư phát triển

Xã Quang Minh: Đảm bảo nguồn lực cho đầu tư phát triển

(PNTĐ) - Sáng 1/7/2025, HĐND xã Quang Minh khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ nhất với nhiều nội dung quan trọng về công tác nhân sự, tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh sau sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.