Thừa nhận nguyên tắc đa quốc tịch là bước tiến phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Quy định về bảo hộ công dân trong trường hợp đa quốc tịch

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội), việc sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thừa nhận nguyên tắc đa quốc tịch là bước tiến phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế - ảnh 1
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội) góp ý dự thảo luật.

Liên quan đến việc cho phép người xin nhập quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài, đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, việc thừa nhận nguyên tắc đa quốc tịch là bước tiến phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và thông lệ pháp lý của nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên, dự thảo hiện còn thiếu một nội dung rất quan trọng quy định về bảo hộ công dân trong trường hợp đa quốc tịch.

Thực tiễn quốc tế đã ghi nhận nhiều trường hợp xung đột ngoại giao phát sinh khi một công dân mang nhiều quốc tịch gặp vấn đề pháp lý ở nước thứ ba - lúc này có nhiều quốc gia cùng tuyên bố quyền bảo hộ, hoặc không quốc gia nào đứng ra bảo hộ vì không xác định được quốc tịch “hiệu lực” tại thời điểm đó.

Theo đại biểu, Dự thảo cần bổ sung nguyên tắc về xác định quốc tịch hiệu lực trong trường hợp đa quốc tịch, làm cơ sở để Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo hộ công dân khi họ sinh sống, làm việc hoặc gặp rủi ro pháp lý ở nước ngoài.

Tăng cường vai trò của địa phương trong việc tự chủ tạo ra nguồn lực của mình

Quan tâm đến dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) nhất trí với báo cáo thẩm tra với mong muốn tăng cường vai trò của địa phương trong việc tự chủ tạo ra nguồn lực của mình, không trông chờ vào ngân sách trung ương.

Thừa nhận nguyên tắc đa quốc tịch là bước tiến phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế - ảnh 2
 Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) thảo luận.

Đối với thành phố Hà Nội, đã có Luật Thủ đô sửa đổi năm 2024 với nhiều cơ chế, chính sách để có thêm nhiều nguồn lực phát triển. Trong Luật Thủ đô sửa đổi ghi rõ, sau này những luật khác ban hành nếu có điều khoản nào trái thì sẽ căn cứ theo Luật Thủ đô. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) dự kiến sẽ bỏ Khoản 7, Điều 34 của Luật Thủ đô.

Đại biểu cho rằng, việc bỏ Khoản 7 này phải cân nhắc kỹ vì những đặc thù về vị trí địa chính trị của Thủ đô. Cho nên, việc giữ lại ngân sách trên để Hà Nội đầu tư cho nhiều công trình hạ tầng quan trọng, đặc biệt hỗ trợ cho việc di dời các cơ quan, đơn vị theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đây là cơ chế để Hà Nội tạo thêm nhiều nguồn lực phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, đồng thời khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng. Trong suốt hành trình ấy, báo chí Thủ đô Hà Nội đã khẳng định vị trí tiên phong, bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò “ngòi bút sắc bén” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.
Dấu ấn của phụ nữ trong hành trình 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Dấu ấn của phụ nữ trong hành trình 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) -  “Ngược dòng lịch sử báo chí nước nhà, từ những trang báo đầu tiên như Nữ giới chung (năm 1919) do bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút - đến Tiếng gọi phụ nữ (năm 1945), Phụ nữ Việt Nam (1948), Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh (1975), Phụ nữ Thủ đô (1986)… dòng báo chí nữ luôn đồng hành, phản ánh, dẫn dắt và cổ vũ cho sự nghiệp giải phóng và phát triển của phụ nữ Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử”, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh tại Hội thảo “Phụ nữ với 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam”.
Báo chí phải là lực lượng tiên phong lan tỏa những giá trị tốt đẹp, cổ vũ tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc

Báo chí phải là lực lượng tiên phong lan tỏa những giá trị tốt đẹp, cổ vũ tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc

(PNTĐ) - Trong suốt 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ chiến đấu, góp phần vào tiến trình cách mạng Việt Nam và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Và khi mục tiêu độc lập, tự do đã trở thành hiện thực, báo chí Việt Nam vẫn giữ sứ mệnh là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chấn hưng văn hóa, xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

(PNTĐ) - Trả lời chất vấn của đại biểu về việc bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1/1/2026, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết của Đảng và Nhà nước. Bộ Tài chính đang chuẩn bị đồng bộ các điều kiện pháp lý và công nghệ để hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thuận lợi, giảm thiểu gánh nặng về chi phí và thủ tục hành chính.
Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, nơi khát vọng vươn cao, hội nhập và thịnh vượng trở thành mục tiêu xuyên suốt. Xuyên suốt hành trình ấy, vai trò tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, văn hóa không chỉ được khẳng định mà còn trở nên cấp thiết với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao hơn. Báo chí không chỉ đơn thuần là công cụ phản ánh hiện thực, mà phải thực sự là lực lượng xung kích, đi trước một bước, chủ động định hướng, dẫn dắt, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.