Tin đồn Hà Nội có 3.000 chốt là sai sự thật

Chia sẻ

Tối 26/7, Công an TP Hà Nội cho biết, thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc "từ mai, Hà Nội có 3.000 chốt..." là bịa đặt, không đúng sự thật. Hiện công an TP Hà Nội đang truy tìm đối tượng tung tin đồn sai sự thật trên mạng xã hội.

Từ đầu giờ chiều 26/7, mạng xã hội xuất hiện tin đồn: "Sáng mai HN có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt, đi đâu cũng phải đầy đủ giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh đi ra đường có lý do cần thiết. Cả nhà chia sẻ cho nhau biết nhé". Tin này được chia sẻ lại nhiều lần khiến người dân hoang mang.

Thông tin sai sự thật đang lan truyền trên mạng xã hộiThông tin sai sự thật đang lan truyền trên mạng xã hội

Theo lãnh đạo công an TP Hà Nội, tin đồn lan truyền trên mạng xã hội này là bịa đặt. Hiện tại, công an TP Hà Nội đã chỉ đạo an ninh mạng phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đang khẩn trương truy tìm tài khoản đăng thông tin sai sự thật này để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hiện Công an TP Hà Nội đã triển khai 23 chốt kiểm dịch tại các cửa ngõ thành phố. Tại 23  chốt kiểm dịch có 11 cán bộ tham gia ứng trực, gồm 2 cán bộ cảnh sát giao thông, 1 cảnh sát cơ động, 2 thanh tra giao thông, 2 cán bộ y tế, 2 cán bộ quân đội và 2 cán bộ tư pháp của địa phương. Tổ trưởng được giao cho lực lượng Cảnh sát sát giao thông. 

Chốt kiểm dịch có nhiệm vụ kiểm soát phương tiện vận tải, ôtô cá nhân, xe máy (các địa phương giáp ranh có dịch), đảm bảo an ninh, trật tự, hướng dẫn, phân luồng giao thông. Mọi phương tiện vào thành phố qua chốt đều phải dừng lại để tài xế, hành khách đo thân nhiệt, khai báo y tế, xét nghiệm nhanh COVID-19 những trường hợp nghi ngờ, khử trùng trong trường hợp cần thiết, kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra, còn có 44 chốt do công an huyện, thị xã đảm nhận. Tổng trên địa bàn thành phố có 67 chốt ở các đường mòn, liên tỉnh. Ngoài ra, công an TP Hà Nội chỉ đạo công an các quận, huyện, thị xã chỉ đạo 789 tổ công tác và hơn 4.000 tổ Covid cộng đồng do công an làm tổ trưởng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội. 

Ngay sau khi có chỉ thị giãn cách xã hội của UBND thành phố Hà Nội, các quận huyện, thị xã cũng triển khai nhiều tổ công tác làm nhiệm vụ tuyên truyền, xử phạt những cá nhân thiếu ý thức ra đường không có lý do thực sự cần thiết.

Công an TP Hà Nội khuyến cáo, tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh, người dân chỉ ra đường trong trường hợp thật cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men; Cấp cứu, khám chữa bệnh; Tiêm chủng; Các trường hợp khẩn cấp khác; Đi công tác công vụ; Làm việc tại cơ quan, công sở trong trường hợp trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa thiết yếu, xử lý tài liệu mật...Làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

Vì thế, không thuộc trường hợp kể trên, người dân không nên đi ra ngoài đường. Điều đó vừa để bảo đảm sức khoẻ cho bản thân, gia đình và những người xung quanh vừa chung tay cùng chính quyền đẩy lùi dịch Covid-19.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.