Từ nhà khoa học đam mê đến nữ nghị sĩ

Chia sẻ

5 năm qua, trên nghị trường Quốc hội có một “bóng hồng” thường xuyên thảo luận, chất vấn, đóng góp vào xây dựng chính sách pháp luật về nông nghiệp và giáo dục đại học, hay nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ… Đó chính là nhà khoa học nữ, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc học viện Nông nghiệp Việt Nam, nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Sở hữu gương mặt trẻ, đẹp, tươi rạng rỡ, bà Nguyễn Thị Lan được biết đến là một nhà khoa học, nữ giáo sư trẻ tuổi đam mê nghiên cứu khoa học, đã giành giải thưởng Kovalevskaia cho nhà khoa học nữ xuất sắc. Trên các cương vị nhà khoa học, nhà quản lý và là đại biểu Quốc hội, bà đã có những thành tích, đóng góp lớn lao cho khoa học và xã hội. Bà vinh dự được Hội LHPN Hà Nội trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2020.

Trải lòng về cơ duyên đến với ngành khoa học nông nghiệp, GS.TS Nguyễn Thị Lan cho biết, thuở nhỏ, từ niềm yêu thích tìm hiểu về động vật, về cây trồng, lớn lên trở thành sinh viên khoa Thú y (khóa 35) trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Những tháng năm học tập, cô sinh viên ấy đã nảy bao ý tưởng, tìm tòi, khám phá với các đề tài khoa học, rồi được giữ lại trường vừa giảng dạy vừa nghiên cứu, thỏa sức nuôi dưỡng đam mê.

Bà Nguyễn Thị Lan phát biểu tại nghị trường Quốc hội.Bà Nguyễn Thị Lan phát biểu tại nghị trường Quốc hội.

Vậy rồi cơ hội và cũng là thử thách đối với giảng viên Nguyễn Thị Lan khi được cử học sau đại học tại Nhật Bản. “Khi ấy tôi càng phải tranh thủ thời gian, tận dụng tất cả mọi cơ hội để có thể nghiên cứu và mong muốn đem những công nghệ mới, tiến bộ về áp dụng ở Việt Nam và truyền đạt cho sinh viên" - bà Lan chia sẻ. Ngay khi về nước, năm 2009, Việt Nam đang có dịch bệnh tai xanh ở lợn, là chủng bệnh mới phát sinh, bà Nguyễn Thị Lan đã mạnh dạn viết các đề xuất nghiên cứu: “Kit chẩn đoán nhanh hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) hay bệnh tai xanh ở lợn”.

Hơn 2 năm (2009-2011), công trình nghiên cứu đã cho ra phương pháp phát hiện bệnh nhanh, cho phép khoanh vùng dịch bệnh, giúp cho công tác kiểm dịch thú y, lưu thông gia súc và có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế lây lan và thiệt hại… Công trình ấy đã thành công, có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn. Không dừng lại ở đó, bà Nguyễn Thị Lan cùng các đồng nghiệp đã tiếp tục nghiên cứu nhiều công trình và đã thành công, có giá trị thực tiễn cao như: Công nghệ chế tạo vắc-xin phòng bệnh tai xanh; Công nghệ chế tạo kháng thể đơn dòng chẩn đoán đặc hiệu bệnh Care (bệnh sài sốt) ở chó; Công nghệ chế tạo vắc-xin phòng bệnh Care ở chó; Công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật (đệm lót sinh học) sử dụng trong chăn nuôi... Nhóm nghiên cứu của bà Nguyễn Thị Lan là nhóm đầu tiên làm về công nghệ sản xuất vắc-xin phòng bệnh tai xanh. Từ đó, bà đã dẫn dắt nhiều nhóm nghiên cứu mạnh về vắc-xin.

10 năm sau, năm 2019, bà Nguyễn Thị Lan cùng các nhà khoa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát hiện virus dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn nuôi ở một số tỉnh phía Bắc. Từ đó đã giám sát, khống chế thành công virus khống chế dịch tả lợn châu Phi và đã tạo đột phá quan trọng trong nghiên cứu, chẩn đoán bệnh, nghiên cứu vắc-xin phòng dịch tả nguy hiểm này. Với những nỗ lực, cống hiến cho ngành thú y nói riêng, nông nghiệp nói chung, năm 2018, bà Nguyễn Thị Lan tôn vinh là “Nhà khoa học của nhà nông” và trở thành nữ giáo sư trẻ nhất trong lịch sử của Học viện Nông nghiệp và của ngành Thú y Việt Nam.

Giờ đây, trên cương vị là nhà quản lý, dù rất bận rộn song GS.TS Nguyễn Thị Lan vẫn luôn có sự hỗ trợ sinh viên trong nghiên cứu khoa học. Dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Thị Lan, nhiều sinh viên đạt giải cao trong các cuộc thi về khoa học công nghệ, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC, Tài năng khoa học trẻ Việt Nam… Hiện nay, Học viện đã có 49 nhóm nghiên cứu mạnh, 82 mô hình khoa học công nghệ phục vụ đào tạo, nghiên cứu chuyển giao và giới thiệu công nghệ mới về vắc-xin động vật, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, cơ khí, chế biến thực phẩm… tạo ra những sản phẩm hữu ích với xã hội và kết nối được với quốc tế.

Thành công trong khoa học và quản lý là vậy, GS.TS Nguyễn Thị Lan còn là một đại biểu Quốc hội khóa XIV. 5 năm qua (2016-2021) bà đã ghi nhiều dấu ấn trên nghị trường và giúp nhiều địa phương trong định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.