Ra mắt MV ca nhạc “Là anh” sử dụng 3 thứ tiếng

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Khác với những bản cover trước, vốn chỉ hát tiếng Việt hoặc tiếng Trung, sản phẩm đĩa đơn “Là anh” của ca sĩ Tố Hoa vừa ra mắt sử dụng 3 thứ tiếng: Tiếng Trung Quốc (lời của Mộng Nhiên), tiếng Việt Nam (lời của Phạm Lịch), ngoài hát sẽ có phần thể hiện đọc rap bằng tiếng Anh và tiếng Việt của nghệ sỹ Hà Lê.

Ra mắt MV ca nhạc “Là anh” sử dụng 3 thứ tiếng  - ảnh 1
Ca sĩ Đỗ Tố Hoa và nhạc sỹ Hà Lê

Tố Hoa bày tỏ, khi được kết hợp cùng nghệ sĩ Hà Lê cho sản phẩm âm nhạc Là anh, ý tưởng ban đầu của Là anh chỉ mỗi Tố Hoa thể hiện, Hà Lê đóng vai trò tư vấn, giúp đỡ tổ chức sản xuất sản phẩm, Tùng Tic làm Giám đốc âm nhạc. Nhưng trong quá trình thực hiện, ê-kíp nhận thấy, để có được điểm nhấn đủ mạnh thì bài hát rất cần có giọng rap đặc biệt của Hà Lê.  Tố Hoa kỳ vọng Là anh sẽ là món quà tri ân tới khán giả Việt Nam và Trung Quốc, cũng như một trải nghiệm mới trong âm nhạc của bản thân. 

Ra mắt MV ca nhạc “Là anh” sử dụng 3 thứ tiếng  - ảnh 2
Đĩa đơn "Là anh"

Ca sĩ Đỗ Tố Hoa trưởng thành từ "bệ phóng" Sao Mai 2017, với dòng nhạc Thính phòng, Tố Hoa sau đó có thời gian tu nghiệp tại Trung Quốc, và tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Thanh nhạc biểu diễn. Khi trở về nước làm việc và cống hiến, ca sĩ Tố Hoa vẫn phát huy sở trường dòng nhạc thính phòng, đồng thời thử sức với các phong cách mới. Tố Hoa luôn khát khao được làm mới mình trong âm nhạc và muốn khai thác, sử dụng kho tàng tiếng Trung vốn có của mình vào trong các sản phẩm âm nhạc. Nữ ca sĩ chia sẻ đam mê âm nhạc từ khi còn rất nhỏ. Khi trưởng thành, Tố Hoa phát triển và có nhiều cơ hội khi thể hiện các ca khúc bằng tiếng nước ngoài, trong đó có bài hát tiếng Trung.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

(PNTĐ) - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó, những di tích, di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất, con người Tràng An cũng được công nghệ hóa để bảo tồn và phát huy giá trị.
Bài 1: Thước đo đầu tàu liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

Bài 1: Thước đo đầu tàu liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

(PNTĐ) - Ngày 8/11/2024, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5832/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ “Giải pháp liên kết vùng trong phát triển một số sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô với một số tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030”. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội. Việc thúc đẩy liên kết vùng nhằm tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa có giá trị gia tăng cao không chỉ là nhu cầu phát triển của Thủ đô, mà còn là xu thế tất yếu đối với cả Vùng đồng bằng sông Hồng.
“Không gia đình” – Món quà nhạc kịch đầy cảm xúc cho thiếu nhi mùa hè 2025

“Không gia đình” – Món quà nhạc kịch đầy cảm xúc cho thiếu nhi mùa hè 2025

(PNTĐ) -Chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ mang đến cho khán giả nhỏ tuổi và gia đình vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học kinh điển của nhà văn Pháp Hector Malot. Đây là lần đầu tiên tác phẩm được dàn dựng trên sân khấu nhạc kịch tại Việt Nam, mở ra một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, nhân văn và đầy cảm hứng sống.