Cứu bàn chân bầm dập sau tai nạn giao thông

CHI LÊ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Người phụ nữ 55 tuổi, bị xe ô tô đâm, cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang với bàn chân bầm dập, toàn bộ khớp cổ chân phải bị trật nặng.

Chiều 21/11, bác sĩ Trần Trung Kiên, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, cho biết nữ bệnh nhân bị xe ô tô đâm phải trong lúc đang đi xe máy. Chiếc xe đè nghiến qua cổ chân phải, khiến bàn chân bầm dập, thâm tím, các ngón chân lạnh và nhợt. Vùng da gần hết chu vi vùng cổ bàn chân rách lớn, bàn chân bị trật quẹo hẳn sang bên để lộ xương gãy và khớp cổ chân. Toàn bộ mạch máu nuôi bàn chân bị kéo căng, chèn ép không thể lưu thông, nguy cơ hoại tử.

Khoảng 18h chiều 20/11, chị nhập viện trong tình trạng tiền sốc, tinh thần hoảng hốt. Quy trình cấp cứu tối khẩn được kích hoạt. Người bệnh hồi sức ngay tại chỗ rồi chuyển thẳng lên phòng phẫu thuật. Nhiều ca mổ khác phải hoãn lại để ưu tiên cứu chữa bệnh nhân.

Cứu bàn chân bầm dập sau tai nạn giao thông - ảnh 1
Bác sĩ Trần Trung Kiên khám cho người bệnh sau khi phẫu thuật

“Chúng tôi rất căng thẳng, huyết áp của bệnh nhân ban đầu vọt lên 170-180 mmHg, ở trạng thái tiền sốc, có khi tụt xuống 60-70 mmHg, cận kề cửa tử”, bác sĩ Kiên nói.

May mắn, máu chính chỉ bị nghẽn do chỗ xương gãy trật chèn ép, phục hồi, tái lưu thông sau khi nắn chỉnh xương. Xương bàn chân gãy, bầm dập được nắn lại để ưu tiên phục hồi vùng da, cơ.

Hiện bệnh nhân tiếp tục được theo dõi tại viện, bàn chân của bệnh nhân có thể phục hồi. Vạt da bầm dập ở mu chân tím nhẹ. Người bệnh cần theo dõi và can thiệp phẫu thuật thêm.

Bác sĩ Kiên khuyến cáo người dân nên tìm cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện chuyên khoa có đủ điều kiện khi gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đã có nhiều nạn nhân đến viện chậm trễ hoặc do bệnh viện quá tải phải chờ đợi lâu, nhiều trường hợp không được cấp cứu kịp thời khiến cho bệnh nhân phải chịu những hậu quả đáng tiếc.

Bên cạnh đó, mọi người không tự ý vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện, hoặc lôi kéo nạn nhân tại hiện trường tai nạn. Lý do là việc sơ cấp cứu đúng cách cũng góp phần không nhỏ vào kết quả điều trị. Ví dụ bệnh nhân tổn thương nặn nói trên, có thể tử vong do sốc, choáng nếu không được cố định vị trí bị thương; hoặc các đầu xương gãy chọc thủng, rách hoặc đứt rời các mạch máu và các dây thần kinh khiếp cho tổn thương nặng nề phức tạp hơn.

Mặt khác nếu người sơ cứu kéo bệnh nhân vì thấy vết thương lộ đầu xương gãy, sợ bệnh nhân đau, cũng để lại hậu quả nghiêm trọng. Bác sĩ phẫu thuật gặp khó do việc lôi kéo đưa các dị vật đất cát vào sâu trong vết thương, gây nguy hiểm cho người bệnh và khiến bác sĩ đánh giá sai lầm mức độ tổn thương.

Tin cùng chuyên mục

Vắc xin viêm màng não mô cầu thế hệ mới mở rộng bảo vệ cho người trên 56 tuổi

Vắc xin viêm màng não mô cầu thế hệ mới mở rộng bảo vệ cho người trên 56 tuổi

(PNTĐ) - Viêm màng não mô cầu, một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn não mô cầu gây ra, đang là mối lo ngại toàn cầu với tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề. Tin vui cho sức khỏe cộng đồng là một vắc xin thế hệ mới (Sanofi, Pháp) đã chính thức được triển khai tại Việt Nam vào ngày 4/7/2025, đặc biệt mở rộng chỉ định cho người từ 56 tuổi trở lên. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất bên cạnh trẻ nhỏ và vị thành niên.
BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chính thức được Hội đồng thẩm định công nhận đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử (EMR). Đây là một bước tiến trong quá trình chuyển đổi số, góp phần hiện đại hóa hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

(PNTĐ) - Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vừa phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, tổ chức lễ ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại đơn vị. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động ngành Y tế Thủ đô.
Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

(PNTĐ) - Chị D - một nhân viên văn phòng 40 tuổi ở Hà Nội, từng có giấc ngủ lý tưởng, bỗng chốc rơi vào địa ngục mất ngủ triền miên. Lý do không chỉ là áp lực công việc, mà còn vì chị đã phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo tưởng chừng đơn giản, và cho rằng "chỉ là mất ngủ chút thôi, ai mà chẳng gặp".