Nam doanh nhân “nuôi chí lớn”, khởi nghiệp chỉ với 30 triệu đồng

HỒNG NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - (PNTĐ) - Khởi nghiệp với sản phẩm mật ong, anh Phạm Tiến Dũng (SN 1989, quê Hưng Yên) - ông chủ của công ty TNHH Xuất nhập khẩu mật ong Phúc Khang đang nỗ lực từng ngày, với mong muốn đưa doanh nghiệp thành đơn vị hàng đầu trên cả nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm về mật ong ra quốc tế.

Khởi nghiệp bằng sản phẩm truyền thống của quê hương

Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của bản thân, anh Phạm Tiến Dũng cho biết: Trước khi khởi nghiệp, Dũng cũng chỉ là nhân viên công ty tư nhân ở Hà Nội, làm công ăn lương, cuộc sống ổn định. Nhưng trong một lần đi công tác tại các tỉnh Tây Bắc, Dũng có cơ hội tiếp xúc và làm việc với một số cơ sở trưng bày và bán các dòng sản phẩm mật ong địa phương.

Với kinh nghiệm của một người sinh ra trong gia đình có hơn 40 năm làm trang trại mật ong cung ứng cho thị trường xuất khẩu, anh nhận thấy rằng mức giá bán ra của các sản phẩm mật ong tại đây cao hơn giá trị thực rất nhiều; trong khi chất lượng không đạt được chuẩn như gia đình anh đang làm, bởi nguồn mật ong nhập ở nhiều nơi, chưa kiểm soát minh bạch từ chất lượng đến quy trình thu hoạch.

Nam doanh nhân “nuôi chí lớn”, khởi nghiệp chỉ với 30 triệu đồng - ảnh 1
Sản phẩm mật ong Phúc Khang nhận được nhiều giải thưởng về chất lượng và thương hiệu trong những năm qua

Thực tế này khiến Dũng không khỏi trăn trở, ý định sẽ khởi nghiệp với mật ong của địa phương nhen nhóm, là cơ duyên để tới năm 2019, công ty TNHH Xuất nhập khẩu mật ong Phúc Khang ra đời. Sau một thời gian đi vào hoạt động, đến nay công ty đã xây dựng được một hệ sinh thái sản phẩm khá phong phú, đa dạng như: Mật ong hoa nhãn, mật ong hoa rừng Tây Bắc, mật ong hoa xuyến chi, mật ong ngâm chanh, mật ong saffron, hà thủ ô đỏ mật ong, đông trùng hạ thảo mật ong, đông trùng hạ thảo saffron mật ong...

Một điều khá đặc biệt, mật ong của Phúc Khang là sản phẩm chín tổ tự nhiên, 100% nguyên chất, thu hoạch sau 19-25 ngày (chứ không phải thu hoạch ngắn ngày, từ 5-7 ngày như một số đơn vị khác). Sở dĩ phải làm vậy, theo Phạm Tiến Dũng là để con ong có đủ thời gian luyện mật thuận theo tự nhiên bằng cách dùng chính cánh của mình quạt làm giảm hàm lượng nước trong mật hoa, giúp mật ong đạt chất lượng tốt nhất cũng như bảo quản được lâu. Nếu thu hoạch ngắn ngày, đơn vị sản xuất có thể phải dùng biện pháp cưỡng chế để tách nước, cô đặc, giảm lượng nước trong mật ong. Khi đó, sản phẩm sẽ khó đạt tiêu chuẩn, nhất là nếu muốn xuất khẩu.

Trên cơ sở sản phẩm mật ong chất lượng, đến nay công ty TNHH Xuất nhập khẩu mật ong Phúc Khang đã xây dựng được một hệ thống kênh phân phối đa dạng, từ trình dược viên, đại lý, nhà phân phối ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương...; tới các sàn thương mại như lazada, shopee, tiki...

“Rất may mắn là thị trường rất đón nhận và đánh giá cao chất lượng sản phẩm của mật ong Phúc Khang. Thống kê từ các kênh bán hàng điện tử cho thấy, 90% người tiêu dùng đánh giá tốt, 10% chưa hài lòng nhưng đều ở khâu vận chuyển, đóng gói sản phẩm chưa tối ưu - những vấn đề này doanh nghiệp hoàn toàn có thể khắc phục được” – anh Phạm Tiến Dũng chia sẻ.

Nỗ lực nâng tầm giá trị, mang mật ong Việt ra thị trường quốc tế

Đạt được những kết quả bước kết quả ban đầu ấy, theo anh Phạm Tiến Dũng không phải dễ dàng. Thời điểm mới khởi nghiệp, Dũng cũng vấp phải sự phản đối không ít từ phía gia đình. Là người làm nghề mật ong lâu năm, bố mẹ anh lo ngại rằng sản phẩm từ mật ong sẽ gặp nhiều cản trở về thị trường tiêu thụ; có sản phẩm nhưng tìm được đầu ra cho sản phẩm cũng như đối tác nghiên cứu là một chướng ngại vật, cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đang gặp phải. Chưa kể, việc khởi nghiệp với số vốn 30 triệu đồng không phải là một thuận lợi hay điều dễ dàng với Dũng.

Nam doanh nhân “nuôi chí lớn”, khởi nghiệp chỉ với 30 triệu đồng - ảnh 2
Các sản phẩm mật ong Phúc Khang ngày càng được đông đảo khách hàng tin dùng

Nhưng điều đó không làm Phạm Tiến Dũng nản chí. Qua tìm hiểu, anh biết rằng mỗi năm cả nước sản xuất ra lượng mật ong rất lớn và năm nào cũng tiêu thụ hết. Thực thế này cho thấy sức tiêu thụ của thị trường không hề nhỏ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng như đơn vị sản xuất hiện mới tập trung vào xuất khẩu mật ong thô, mà chưa biết cách khai thác, chế biến, hay liên kết với các đơn vị dược liệu để nâng cao giá trị sản phẩm.

May mắn cho Dũng khi trước đây bố mẹ, đồng nghiệp của gia đình anh, từng có nhiều năm làm nghề trang trại sản xuất mật ong và thu gom từ các hộ nuôi ong cho các công ty xuất khẩu nước ngoài, nên với số kinh nghiệm nhất định, anh nắm biết được phải làm sao để đáp ứng tiêu chí xuất khẩu khắt khe khi mật ong ra thị trường nước ngoài, cũng như cung ứng các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong nước.

Có sản phẩm mật ong chất lượng, Phạm Tiến Dũng miệt mài mang sản phẩm của mình đi giới thiệu tại các cửa hàng trên cả nước, mở các kênh phân phối online. Thời gian đầu anh gặp những khó khăn và thất bại về làm bao bì, tạo dựng thương hiệu, phát triển kênh phân phối... Nhưng khó khăn không làm anh nản lòng, qua học hỏi ở các đơn vị khác, mật ong Phúc Khang đã và đang từng bước làm tốt hơn về bao bì, nhãn hiệu doanh nghiệp.

Không dừng lại ở thị trường nội địa, trong tương lai, anh Dũng mong muốn sẽ xây dựng công ty Phúc Khang thành đơn vị cung ứng hàng đầu trên cả nước về các sản phẩm mật ong; dần dần đưa mật ong thành các sản phẩm thức uống sử dụng đường tự nhiên, thuần thiên nhiên, thay thế cho nhiều sản phẩm đồ ngọt, có ga không tốt cho sức khỏe khác. Đồng thời, giải quyết được vấn đề xuất khẩu khi phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài trong nhiều năm qua với sản phẩm mật ong.

"Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ mật ong của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào Mỹ hay các nước Châu Âu; do họ đánh thuế chống bán phá giá cao để bảo hộ nông nghiệp trong nước. Trong khi nhiều đơn vị sản xuất mật ong của nước ta chưa có quy trình chế biến đúng chuẩn. Và mình muốn giải quyết bài toán đó, để các hộ nuôi ong có đầu ra ổn định với giá trị sản phẩm cao nhất" - Phạm Tiến Dũng bày tỏ.

Tháng 6/2024 vừa qua Phạm Tiến Dũng được lựa chọn trong số các startup tiêu biểu tham gia Chương trình giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp xanh và khóa đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp được tổ chức bởi CTCP truyền thông Việt Nam Startup TV trong khuôn khổ đề án 844.

Tin cùng chuyên mục

Nữ giám đốc đau đáu với sứ mệnh “nâng tầm” giá trị sản phẩm mận Mộc Châu

Nữ giám đốc đau đáu với sứ mệnh “nâng tầm” giá trị sản phẩm mận Mộc Châu

(PNTĐ) - Trái mận hậu được biết đến là một trong những loại quả đặc sản của Mộc Châu. Trước đây, các đơn vị hầu như chỉ khai thác và kinh doanh mận theo mùa vụ. Nhưng qua sự tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong bảo quản mận tươi của nữ doanh nhân Hà Thị Thu Hiền, sản phẩm mận Mộc Châu có thể được chế biến và bán trên thị trường quanh năm.
Người lương y đau đáu với nỗi niềm dược liệu sạch, thực phẩm xanh

Người lương y đau đáu với nỗi niềm dược liệu sạch, thực phẩm xanh

(PNTĐ) - Sinh ra và lớn lên ở vùng bán sơn địa nghèo Hà Nam, cô giáo Đinh Thị Song Nga sau 16 năm đứng bục giảng với tiên thiên chẳng mấy mạnh khỏe đã có quyết định táo bạo: Vừa dạy học vừa đi học Đông y để tự cải thiện sức khỏe của bản thân và 2 đứa con. Để rồi một ngày, quyết định ấy đã đưa bà đến với hành trình khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu, nông nghiệp xanh.
Tham gia các khóa đào tạo – cơ hội để startup rút ngắn con đường đi đến thành công

Tham gia các khóa đào tạo – cơ hội để startup rút ngắn con đường đi đến thành công

(PNTĐ) - Với tư cách là đồng trưởng làng Làng Design Thinking - Techfesh Việt Nam, thời gian qua, ThS Vũ Thị Thu Thảo - Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại quốc tế VSH, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ KTSvivu VZtekcom đã có nhiều hoạt động kết nối, tạo giá trị cho cộng đồng, doanh nghiệp và người dân, nhất là các khởi nghiệp.
Mentor Hoàng Sơn Công: “Cầu nối” giúp các startup đi tới thành công

Mentor Hoàng Sơn Công: “Cầu nối” giúp các startup đi tới thành công

(PNTĐ) - Tính đến thời điểm này, Mentor Hoàng Sơn Công - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ Việt Nam đã có nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, gắn liền Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844), với hơn 2.000 startup được kết nối, hỗ trợ khởi nghiệp ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, môi trường, giáo dục.