Cần thông tin rõ ràng mức lương mới được áp dụng từ ngày 1/7/2024

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 23/5, phát biểu tại hội trường Quốc hội, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn TP Hà Nội) đề nghị Chính phủ cần có thông tin để các đối tượng được hưởng lương biết được một cách rõ ràng, chính xác mức lương mới sẽ áp dụng từ ngày 1/7/2024.

Theo đại biểu Dương Minh Ánh, qua tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến của cử tri ngành giáo dục gửi đến Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ về việc khi triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương tới đây cần thực hiện theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính, sự nghiệp.

Cần thông tin rõ ràng mức lương mới được áp dụng từ ngày 1/7/2024 - ảnh 1
Đại biểu Dương Minh Ánh phát biểu.

Nhiều ý kiến cử tri ngành giáo dục cho rằng, cách tính lương như vậy chưa tương xứng với những công việc mà các nhà giáo được thụ hưởng, thậm chí còn thấp hơn so với lương hiện nay của nhà giáo.

Điều này sẽ không tạo ra được động lực cống hiến cho các nhà giáo. Bên cạnh đó, việc tăng lương chưa thấy được thể hiện rõ trong bảng lương dự kiến mới. Do đó, cử tri có hai kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, cụ thể:

Thứ nhất, trước khi ban hành các bảng lương chính thức, Chính phủ cần có thông tin để các đối tượng được hưởng lương biết được một cách rõ ràng, chính xác, thấy được việc cải cách chính sách tiền lương là đúng đắn, tránh để hoang mang cho đối tượng thụ hưởng, không yên tâm công tác.

Thứ hai, cần tính toán kỹ khi giải quyết bài toán tăng lương với bài toán giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, làm sao để chính sách đi vào cuộc sống và tạo được sự đồng thuận của xã hội.

Cần thông tin rõ ràng mức lương mới được áp dụng từ ngày 1/7/2024 - ảnh 2
Đại biểu Phạm Đức Ấn phát biểu.

Theo đại biểu Phạm Đức Ấn, cử tri Hà Nội rất mong muốn tăng tỷ lệ các trả lời kiến nghị mà có phương án giải quyết triệt để. Nếu trong trường hợp không giải quyết được triệt để thì cần cho biết rõ thời gian giải quyết như thế nào, phương án ra sao?

Đại biểu Phạm Đức Ấn cho biết, cứ mỗi lần tiếp xúc cử tri ở quận Hà Đông (địa bàn các phường Yên Nghĩa, Biên Giang, Đồng Mai), vấn đề bất cập về liên quan đến Quyết định 1821/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy cách đây 10 năm của Thủ tướng Chính phủ lại được cử tri phản ánh.

Theo Quyết định này, những hộ gia đình nằm trong hành lang thoát lũ không được xây dựng mới nhà cửa. Tuy nhiên thực tế sau 10 năm, nhiều gia đình có con trai, thêm con dâu, thêm cháu… Số lượng thành viên gia đình tăng lên mà không được xây nhà mới, sinh hoạt bất tiện, từ đó sinh ra nhiều bức xúc… Đại biểu Phạm Đức Ấn cho rầng, cần phải có phương án giải quyết thỏa đáng, triệt để cho vấn đề này.

 

Tin cùng chuyên mục

Trực tiếp Giao lưu gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thủ đô Tự tin - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025

Trực tiếp Giao lưu gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thủ đô Tự tin - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025

(PNTĐ) - 8 giờ 30 phút  ngày 18/6, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Thành phố tổ chức Chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Sáng tạo - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025. Chương trình được tổ chức trang trọng, ý nghĩa, trực tiếp tại Hội trường trụ sở Hội LHPN Hà Nội (số 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy) và trực tuyến trên Báo Phụ nữ Thủ đô điện tử tại địa chỉ: http://baophunuthudo.vn và fanpage Hội LHPN thành phố Hà Nội.
Cần quyết liệt chỉ đạo sắp xếp, xử lý tài sản, nhà đất công dôi dư

Cần quyết liệt chỉ đạo sắp xếp, xử lý tài sản, nhà đất công dôi dư

(PNTĐ) - Tiếp tục kỳ họp thứ 9, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà đất công dôi dư; rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn, đơn giản hóa thủ tục, phân cấp mạnh cho các địa phương, cơ quan, đơn vị trong thực hiện.
Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đối tác của BRICS: Cơ hội mới trong chiến lược đối ngoại đa phương

Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đối tác của BRICS: Cơ hội mới trong chiến lược đối ngoại đa phương

(PNTĐ) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng xác nhận Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS. Thông báo này được đưa ra sau khi Brazil – Chủ tịch luân phiên BRICS năm 2025 công bố quyết định đưa Việt Nam vào danh sách các nước đối tác của nhóm. Đây được xem là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện của Việt Nam.
Chỉ định thầu: Tránh tình trạng nhà thầu không đủ khả năng triển khai sau đó

Chỉ định thầu: Tránh tình trạng nhà thầu không đủ khả năng triển khai sau đó

(PNTĐ) - Thảo luận tại hội trường ngày 7/6, đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc chỉ định thầu, tăng quy mô, kết hợp với thiết kế các điều kiện để gần như là chuyển sang chào hàng cạnh tranh với thủ tục linh hoạt để rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu. Tránh tình trạng chỉ định thầu nhưng sau đó nhà thầu không đủ khả năng triển khai, hoặc chất lượng công trình không đảm bảo.