Lực lượng vũ trang đã rất xung phong, cả quân đội lẫn công an không quản hiểm nguy đến tính mạng

Chia sẻ

Đây là chia sẻ của Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa - Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế tại hành lang Quốc hội kỳ họp thứ X, Quốc Hội khóa XIV về vai trò của quân đội trong việc tham gia cứu hộ, cứu nạn ở địa phương trong các sự cố bão lũ.

Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa - Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế chia sẻ bên lề phiên khai mạc Kỳ họp Quốc hội.Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa - Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế chia sẻ bên lề phiên khai mạc Kỳ họp Quốc hội.

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa cho biết, miền Trung là vùng đất vô cùng khắc nghiệt. Những tháng cuối năm, hiện tượng bão kèm mưa lớn hay tập trung từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế là do đặc điểm của địa hình. Ở đây, có dãy Trường Sơn giáp Lào và nhiều đèo lớn như Đèo Ngang, Đèo Hải Vân đã tạo ra vùng bão và lũ rất lớn và đây là quy luật của tự nhiên.

Tuy nhiên, vừa qua bất ngờ có mưa lớn nhiều ngày ở cả Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Hiện tượng sạt lở và lũ quét bất ngờ, khó lường trước như vị trí trạm 67 có vùng đất rộng trên 5.000 m2, cách xa núi khoảng 300-400m, hoặc vị trí đóng quân của đoàn 337 đã ở đây đã ở đây ổn định 30-40 năm rồi... nhưng nay vẫn gặp sự cố không lường từ thiên tai. 

"Mặc dù đã có kế hoạch, có phương án; hàng năm lực lượng vũ trang như quân đội, công an, dân quân tự vệ và nhân dân đều có phương án tập luyện, luôn có lực lượng thường trực ứng cứu; các cấp ủy chính quyền cũng rất quan tâm, khi có lũ lụt đã họp suốt ngày đêm; lực lượng vũ trang mặc dù có hiểm nguy nhưng đã đi trong đêm, đi dưới bão lũ... song trước những tình huống bất khả kháng như vừa rồi, khó tránh để lại nhiều niềm tiếc thương" - Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa cho hay.

Thực tế, vì nhiệm vụ, lực lượng vũ trang đã rất xung phong, không những quân đội mà cả công an. Sông Bồ là sông lên Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 rất nguy hiểm nhưng phải dùng cano rất dễ hy sinh và thực tế là các đồng chí đã hy sinh. 

Để ứng phó tốt hơn với những tình huống khó lường như vừa qua, theo Thiếu tướng Nghĩa, chúng ta cần phải tính toán kỹ nhiều yếu tố. "Một là phải có những chiến lược cao hơn nữa, đánh giá thật tốt về nguyên nhân, có thể về rừng, thiên nhiên; Cần những phương tiện hiện đại để phát hiện sớm lũ để cảnh bảo cho người dân trong rừng, nếu không cứu được thì phải thả lương thực thực phẩm".

Bên cạnh đó, chúng ta phải đánh giá được tình hình thời tiết. "Như tôi đã nói, đây là quy luật, mình cần phát hiện sớm để đề phòng. Và với vấn đề thủy điện, tôi nghĩ chúng ta cũng cần có những đánh giá lại để làm sao đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh nhưng vẫn đảm bảo được tính bền vững của thiên nhiên, bền vững của môi trường, làm sao hài hòa, đừng vì mục đích kinh tế mà để lại những hậu quả khó lường".

Đồng thời, "theo tôi, cần phải có chiến lược của các nhà khoa học cùng với kinh nghiệm thực tế vùng để có chiến lược lâu dài, an toàn" - Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa nhấn mạnh.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

(PNTĐ) - Ngày 17/4, trong khuôn khổ chuyến công tác đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các quận, huyện, sở, ngành đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Cơ quan chức năng tỉnh An Giang phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai đối với 9 dự án nằm trên địa bàn. Trong đó một số dự án từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận có nhiều sai phạm.