Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Vấn đề SGK phải có sự “trao đi, đổi lại”, tiếp thu một cách cầu thị

Chia sẻ

Tại phiên thảo luận sáng 4/11 kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu, ghi nhận những ý kiến tâm thuyết, trách nhiệm với mong muốn góp ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho ngành giáo dục để có bộ SGK tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Nói về vấn đề SGK, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đã có rất nhiều ý kiến phản ánh từ nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, giáo viên và người dân khác. “Tất cả các ý kiến đó đều rất tâm huyết, rất trách nhiệm, với một mong muốn là góp ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho ngành giáo dục để có một bộ sách giáo khoa thật tốt, để thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Theo Luật Giáo dục mới sửa đổi đã quy định rất rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về SGK ở tất cả các khâu, từ hướng dẫn, quy trình biên soạn, quy trình thẩm định, phê duyệt sách… Dù không thuộc thẩm quyền trực tiếp, nhưng giống như các vấn đề giáo dục khác, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt rất quan tâm.

Chính phủ trong các phiên họp gần đây đều thảo luận về vấn đề SGK. Thủ tướng Chính phủ nhắc rất nhiều lần, Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp 2 lần họp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cộng với các chuyên gia, kể cả những người tham gia thẩm định và viết chương trình và rất nhiều cuộc trao đổi riêng.

“Cá nhân tôi nhiều lần gặp từng đồng chí và các thầy, cô giáo cũng thấy sơ bộ mọi người đều có cùng quan điểm: Sai đến đâu, sai mức nào thì phải tham khảo cơ quan chuyên môn. Riêng cuốn tiếng Việt của nhóm Cánh diều đã được Bộ thẩm định và phê duyệt là có lỗi, có sai sót, có sạn, tùy theo cách dùng từ nhưng là có và lỗi này cần phải được tiếp thu một cách rất cầu thị, một cách rất khoa học để tiếp thu.

Có những việc liên quan đến chuyên môn về dạy ngôn ngữ cho trẻ mới bắt đầu đi học, người bình thường không hiểu thì phải trao đi, đổi lại một cách cởi mở và trên hết là cầu thị. Qua các lần làm việc, Thủ tướng Chính phủ và cá nhân tôi đã trực tiếp yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đúng tinh thần như vậy. Đồng chí Bộ trưởng đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, với Chính phủ và với cá nhân tôi là đồng chí Bộ trưởng đã nhìn nhận rõ là có sai sót và trách nhiệm thuộc về Bộ, trong đó trách nhiệm theo luật định là thuộc về Bộ trưởng, phải chỉ đạo và Bộ trưởng cũng đã có các bước chỉ đạo” – Phó Thủ tướng nói.

Bởi vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nghiêm túc, nghiêm khắc rút kinh nghiệm, điều chỉnh quy trình biên soạn, thẩm định để SKG lớp 2, lớp 6 năm nay và các năm tiếp theo không xảy ra tình trạng như vậy nữa. “Còn tới đây, chúng ta làm như thế nào. Có rất nhiều việc phải nói. Tôi chỉ xin thưa một điều là có rất nhiều việc bộ không thông tin kịp thời và không có sự trao đi, đổi lại một cách cần thiết" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh. 

Thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể hoàn thành bộ SGK không có sự đóng góp đông đảo của đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học giáo dục, đặc biệt là toàn thể nhân dân.

"Chúng tôi đã chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải tận dụng công nghệ thông tin, đưa các bản thảo sách giáo khoa lên sớm trước khi phê duyệt, thậm chí là trong quá trình thẩm định để mọi người dân, trong đó có rất nhiều giáo viên và những người có kinh nghiệm dạy trẻ người ta sẽ góp ý, qua đó mình tiếp thu, chắt lọc những ý kiến đúng để tiếp thu. Những ý kiến nào chưa đúng thì mình có giải thích lại để toàn xã hội đồng thuận, vì tất cả chúng ta đều vì tương lai của đất nước, đều vì con cháu" - Phó Thủ tướng khẳng định.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Y tế Hà Nội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Y tế Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Đoàn giám sát số 1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Phan Viết Lượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Tổ trưởng Tổ 2 đoàn giám sát đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 thuộc Sở Y tế Hà Nội”.
Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(PNTĐ) - Ngày 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. Chủ đề tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngày 5/5/2024 ( tức Chủ Nhật), Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP hưởng ứng tham gia hoạt động đồng diễn dân vũ đồng loạt trên nền nhạc ca khúc "Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên - Inh lả ơi". Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.