Bị viêm lợi cấp, vào viện lại phát hiện u máu ác tính

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Các thương tổn trong khoang miệng vô cùng phong phú đa dạng, nhiều khi chúng là các biểu hiện của một bệnh lí toàn thân nào đó, chứ không đơn thuần chỉ là các bệnh của chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt.

Mới đây, khoa Răng - Hàm - Mặt (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân (16 tuổi) bị tổn thương ở khoang miệng hết sức đặc biệt. Qua thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ phát hiện trường hợp trên mắc bệnh máu ác tính. Đây là minh chứng sống cho mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe răng miệng với các bệnh lí toàn thân.

Bị viêm lợi cấp, vào viện lại phát hiện u máu ác tính - ảnh 1Hình ảnh tình trạng viêm khoang miệng của bệnh nhân

Theo PGS. TS. Nguyễn Xuân Thực (khoa Răng - Hàm - Mặt, bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân được chuyển tuyến BHYT từ một bệnh viện tỉnh miền Trung đến bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán: viêm lợi tối cấp hoại tử. Tiền sử bệnh nhân khoẻ mạnh, chưa từng mắc một bệnh nội khoa nào khác. Gần đây, bệnh nhân đột ngột khởi phát sưng lợi toàn bộ 2 hàm. Tổn thương tiến triển nhanh, người mệt mỏi, kèm theo sốt nhẹ 38 độ C. Bệnh nhân được nhập viện tỉnh điều trị, nhưng sau 5 ngày bệnh tình càng trầm trọng nên đã chuyển tuyến trung ương.

Thời điểm khám, bệnh nhân tỉnh, mệt mỏi, da xanh niêm mạc nhợt, sốt 38,5 độ C. Tại chỗ có hình thái thương tổn vô cùng đặc biệt: Miệng ngậm không kín, hở cửa, chỉ có 2 răng hàm chạm nhau, lợi 2 hàm thâm nhiễm cực nặng, răng toàn bộ 2 hàm lung lay độ 2, 3. Kết quả X.quang panorama cũng cho thấy hình ảnh đặc biệt: Toàn bộ nhóm răng hàm trên và dưới 2 bên bị đẩy chồi khỏi huyệt ổ răng (đây cũng là lí do hiện tại bệnh nhân bị hở cửa, chỉ có 2 răng hàm trong cùng chạm nhau).

Ngay khi nhìn thấy dạng thương tổn thâm nhiễm lợi nặng này, các y bác sĩ đã nghĩ ngay tới một bệnh cảnh máu ác tính, phù hợp với hội chứng thứ 4 (hội chứng thâm nhiễm) của bệnh leucemie cấp. Ngay lập tức, bệnh nhân được xét nghiệm công thức máu cấp, kết quả BC là 140.000 G/l. Sau khi mời hội chẩn huyết học, bằng các xét nghiệm chuyên sâu, bệnh nhân được chẩn đoán leucemie cấp và được chuyển điều trị theo đúng chuyên khoa.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Dịch sởi và tay chân miệng gia tăng, sốt xuất huyết duy trì ở mức thấp

Hà Nội: Dịch sởi và tay chân miệng gia tăng, sốt xuất huyết duy trì ở mức thấp

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, từ ngày 28/3 đến 4/4, số ca mắc sởi và tay chân miệng tại thủ đô tiếp tục gia tăng. Dịch sởi bùng phát trên diện rộng với 206 trường hợp tại 30 quận, huyện, trong khi số ca tay chân miệng đạt 203 ca, tăng so với tuần trước. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp giám sát, khoanh vùng và xử lý kịp thời nhằm hạn chế lây lan.
Bài 1: Y tế cơ sở - nhiều đổi mới nhưng người dân vẫn chưa “mặn mà“

Bài 1: Y tế cơ sở - nhiều đổi mới nhưng người dân vẫn chưa “mặn mà“

(PNTĐ) - Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của đất nước với kỳ vọng bứt phá về tăng trưởng kinh tế. Đối với ngành Y tế, một vấn đề bức thiết đặt ra là làm sao để nâng cao hơn nữa hiệu quả, năng lực của y tế cơ sở, cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế ngay tại địa phương…