Dịch vụ hẹn hò giấu mặt và những chuyện dở khóc, dở cười

Dịch vụ hẹn hò giấu mặt và những chuyện dở khóc, dở cười

(PNTĐ) - Hai người khác giới chưa từng gặp mặt bao giờ được sắp xếp ngồi trong không gian riêng tư tìm hiểu nhau với đôi mắt che kín. Trào lưu này khá phổ biến với giới trẻ Nhật Bản, Hàn Quốc và đang nở rộ ở Hà Nội, nhưng không phải ai cũng tìm được “nửa kia” của mình khi tham gia chương trình này.
Đổi thay trên quê hương xã đảo duy nhất của Thủ đô

Đổi thay trên quê hương xã đảo duy nhất của Thủ đô

(PNTĐ) - Với đặc thù địa giới hành chính bao bọc bởi các dòng nước, xã Minh Châu, huyện Ba Vì là xã đảo duy nhất của Thủ đô, nằm lọt thỏm giữa sông. Người dân nơi đây từng không bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của Thủ đô. Nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp, người dân đã biết đầu tư vào nông nghiệp có giá trị cao, hướng tới phát triển du lịch sinh thái, mang lại những đổi thay tích cực trên quê hương.
Những phụ nữ “không hoa không quà” trong ngày 8/3

Những phụ nữ “không hoa không quà” trong ngày 8/3

(PNTĐ) - Hình ảnh người phụ nữ với gánh hoa rong đã trở thành nét đẹp duyên dáng, quen thuộc của mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến. Họ lặng lẽ mang tình yêu đến cho bao người trong ngày lễ Quốc tế phụ nữ (8/3) mà bản thân có khi chẳng nhận được bất cứ món quà nào. Với những người phụ nữ ấy, niềm vui là kiếm thêm được thu nhập và nụ cười hạnh phúc của khách hàng.
Khắc khoải nỗi nhớ Tết

Khắc khoải nỗi nhớ Tết

(PNTĐ) - Chấp nhận xa gia đình, quê hương tìm đến vùng đất mới với hy vọng về một tương lai tương sáng, người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài luôn khắc khoải trong mình nỗi nhớ da diết, đếm từng ngày chờ thời khắc hồi hương. Niềm mong mỏi ấy càng bồi hồi, mãnh liệt hơn khi không khí Tết cổ truyền đang rộn ràng “gõ cửa” nơi quê nhà.
Nghệ nhân tâm huyết cùng kỳ linh năm Rồng

Nghệ nhân tâm huyết cùng kỳ linh năm Rồng

(PNTĐ) - Hình tượng rồng trong dân gian Việt Nam với muôn vàn góc nhìn được tạo lên bởi bàn tay tài hoa của nhiều nghệ nhân ở các làng nghề Thủ đô. Từ đó cung ứng ra thị trường những sản phẩm kỳ linh hoàn chỉnh, mang đến mọi người khát vọng bình an, hạnh phúc, may mắn và sự thịnh vượng của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Đêm không ngủ của nữ cửu vạn chợ Long Biên

Đêm không ngủ của nữ cửu vạn chợ Long Biên

(PNTĐ) - Khoảng 20h hàng ngày, ánh đèn điện len lỏi khắp mọi ngõ ngách khu chợ Long Biên (Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội), hàng nghìn tấn hoa quả từ khắp mọi miền Tổ quốc về đây giao dịch. Chính vì thế, nhu cầu lao động khuân vác, vận chuyển thời điểm này rất lớn. Công việc nặng nhọc ấy tưởng chừng như chỉ dành cho cánh đàn ông, nhưng theo Ban Quản lý chợ Long Biên, có tới gần 80% những người làm cửu vạn ở chợ lại là phụ nữ, hầu hết trong số này có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Tình người nghề chăm bệnh nhân ở bệnh viện

Tình người nghề chăm bệnh nhân ở bệnh viện

(PNTĐ) - Không ốm cũng chẳng đau nhưng với nhiều người phụ nữ ở các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã trở thành nhà của họ trong những năm gần đây. Họ đi “chăm sóc người dưng”, tìm cho bản thân và gia đình con đường sinh nhai với bao cảm xúc vui - buồn lẫn lộn.
Góc khuất mưu sinh của những phụ nữ đánh giày trên đường phố

Góc khuất mưu sinh của những phụ nữ đánh giày trên đường phố

(PNTĐ) - Hình ảnh những người phụ nữ miệng tươi cười, xách theo giỏ phụ kiện đánh giày rong ruổi khắp phố phường Hà Nội mưu sinh không còn xa lạ. Công việc tưởng chừng như chỉ dành cho cánh đàn ông lại được các chị làm một cách thuần thục, tỉ mỉ.
Trao tặng bể nước “Quân dân” cho người dân vùng biên giới đặc biệt khó khăn

Trao tặng bể nước “Quân dân” cho người dân vùng biên giới đặc biệt khó khăn

Công trình bể nước “Quân Dân”  tổng trị giá 160 triệu đồng do Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ kinh phí và Đồn Biên phòng Nhôn Mai hỗ trợ ngày công xây dựng tại bản Na Lợt (Tương Dương, Nghệ An) đã chính thức được đưa vào sử dụng, đưa nguồn nước sạch tới 61 gia đình với khoảng 250 nhân khẩu đang sinh sống tại bản.